Lũy thầy
Bởi vì sự kỳ vĩ cùng với quá khứ lâu dài và bền vững của nó, hệ thống chiến lũy “LũyThầy” ở tỉnh Quảng Bình vẫn được xem là một trong những điểm thu hút khách du lịch quan trọng nhất của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Lũy Thầy là một công trình giàu chất lịch sử với 400 trăm tồn tại, chứng kiến cuộc nội chiến chia cắt đất nước kéo dài suốt 50 năm , từ năm 1558 cho tới năm 1777, giữa hai nhà Trịnh và Nguyễn, hai vương triều thống trị hai phần Bắc và Nam của đất nước vào thời điểm đó.
Chiến lũy vĩ đại này được xây dựng vào năm 1630 dưới sự chỉ đạo của Đào Duy Từ ( 1572-1634 ), một vị quan tài ba lỗi lạc của chúa Nguyễn. Người ta đã mất đến tận bốn năm ròng rã để hoàn thành toàn bộ hệ thống chiến lũy có tổng chiều dài là 34km, gồm ba phần: phòng tuyến Trường Dục, Trấn Ninh ( Đâu Mâu ) và Trường Sa. Lũy Thầy được xây dựng chủ yếu từ đá và đất sét, đặc biệt những đoạn xung yếu được đắp cao lên tận sáu mét, rộng sáu mét để tăng cường sức mạnh phòng thủ. Công trình này được ghi nhận làmột trong những công trình chiến lũy đồ sộ nhất từng được xây dựng trong suốt thời kì phong kiến ở Việt Nam. Hiện nay, Lũy Thầy chỉ còn sót lại vết tích của một vài phần, trong đó có phòng tuyến Trấn Ninh dài khoảng 12km.
Một khu vực khác của Lũy Thầy vẫn còn tồn tại đến ngày nay là Quảng Bình Quan, nằm ở trung tâm thị xã Đồng Hới. Đây là một trong ba cổng trước kia của phòng tuyến Trường Sa. Cánh cổng nằm trên trục đường Trần Phú này lần đầu tiên được gia cố bằng đá vào năm 1825, theo lệnh của vua Minh Mạng, vị vua đời thứ hai của nhà Nguyễn ( 1802-1945). Vào năm 1961, Quảng Bình Quan lại được sửa chữa, gia cố thêm một lần nữa, tuy nhiên những trận bom đạn của quân đội Mỹ trút xuống nơi đây trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã biến một phần lớn của công trình này thành đống đổ nát. Tuy rằng công trình quân sự hùng vĩ từng bảo vệ các vương triều lớn một thời này đã sụp đổ theo năm tháng, nhưng danh tiếng và ý nghĩa lịch sử của nó sẽ mãi trường tồn với thời gian. Thật không may, mọi dấu vết và ký ức về cuộc chiến tranh đã bị vùi sâu trong tầng tầng lớp lớp đất đá. Mãi cho đến tận năm 1994, khu di dích Quảng Bình Quan bị dài 8.4 mét bị vùi dưới 2 mét đất được các nhà chức trách phục hồi và công nhận là một khu di tích lịch sử cấp quốc gia.