Hà Nội
Hà Nội, “thành phố giữa các dòng sông”, là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam. Với lịch sử ngàn năm của một Phố cổ, nơi có khu phố Pháp nổi tiếng, những đền đài cổ xưa đã hàng ngàn năm tuổi cùng với nhiều ao hồ và thắng cảnh, thêm vào đó là sự pha trộn giữa hai nền văn hóa Trung Quốc và Pháp đang làm giàu thêm nền văn hóa vốn đã đậm đà và đầy bản sắc của Việt Nam đã và đang hình thành nên Hà Nội, một trong những thành phố quyến rũ nhất khu vực Đông Nam Á.
Trung tâm của thành phố là một khu vực đông đúc, phía Đông và phía Bắc giáp với sông Hồng, phía Tây giáp với một tuyến đường ray và hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là một khu vực ưa thích của người dân Hà Nội và được dùng làm nơi định hướng tuyệt vời. Nằm ở phía Bắc của hồ Hoàn Kiếm là phố cổ Hà Nội, trung tâm lịch sử của thành phố. Phần lớn tên gọi của các con đường trong khu phố cổ bắt nguồn từ thế kỉ 13. Khi đó, mỗi làng nghề đều có một con phố riêng, thường bắt đầu bằng chữ “Hàng” (nghĩa là “hàng hóa”), theo sau là tên gọi của loại hàng hóa được sản xuất hoặc bày bán tại đó. Vào thời bấy giờ, tiền thuế được thu dựa vào bề rộng của mặt trước căn nhà nên trong khu phố cổ, các căn nhà đều xây theo kiểu nhà ống độc đáo, mang nét đặc trưng: bề ngang hẹp khoảng 2-3 m, chiều dài sâu khoảng 20-60 m.
Những thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội gồm có Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ năm 1070; chùa Một Cột, một trong những ngôi chùa mẫu mực nhất của Việt Nam; cột cờ Hà Nội, một trong những dấu vết còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa và cũng là biểu tượng của thành phố Hà Nội nay; và nhiều bảo tàng khác. Trên những đường phố chật hẹp của Hà Nội tràn ngập những hương thơm kỳ lạ, những hình ảnh của người bán hàng rong cong mình trên những chiếc xe gắn máy hay xe xích lô chất đầy hoa quả, thú nuôi và cả chở người. Tất cả hình thành nên một bức tranh chân thực của Hà Nội xưa và nay, phản ánh sự phát triển chóng mặt của thành phố trong suốt thời gian qua. Không có cách nào khám phá linh hồn của Hà Nội tốt hơn bằng cách lang thang trên những đường phố, đắm mình trong cảnh vật, âm thanh và mùi hương nơi đây.
Dân số Hà Nội ở vào khoảng 3.4 triệu người và vẫn đang gia tăng mạnh mẽ (khoảng 3.5%/năm). Điều này cho thấy, thành phố Hà Nội vừa là trung tâm kinh tế của miền Bắc vừa là trung tâm chính trị của cả nước. Những cư dân của Hà Nội xưa đang ngày càng giảm dần, thậm chí ở cả khu vực phố cổ nơi có những gia đình buôn bán sống qua nhiều thế hệ. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có thể thuê nhà kho và công xưởng một nơi, còn sống ở khu vực khác.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam trong gần một nghìn năm. Trong suốt thời gian này, thành phố phải chịu đựng vô số những cuộc xâm lược, chiếm đóng, trùng tu và thay đổi tên. Người Trung Quốc đã nhiều lần thống trị và bị đánh đuổi khỏi Hà Nội và phần lớn các tỉnh lỵ của Việt Nam trong nhiều thế kỉ cho đến khi Lê Lợi (sau này là vua Lê Thái Tổ) đã giành được độc lập cho đất nước vào năm 1428. Đến năm 1831, dưới triều Nguyễn, khu vực kinh thành Thăng Long đã đổi tên thành Hà Nội. Danh từ “Hà Nội” có nghĩa là “nằm giữa các con sông” hoặc “phía trong các con sông”.
Vào giữa những năm 1800, Việt Nam bị Pháp đô hộ và Hà Nội trở thành thủ đô của toàn liên bang Đông Dương vào năm 1902. Chính quyền thực dân đã gây nên những sự thay đổi về văn hóa và chính trị trong xã hội Việt Nam. Một hệ thống giáo dục hiện đại của phương Tây được phát triển và đạo Cơ Đốc giáo được giới thiệu vàoViệt Nam. Thêm vào đó, nền kinh tế đồn điền được phát triển đã thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng thuốc lá, thuốc nhuộm, trà và cà phê. Pháp đã phớt lờ lời kêu gọi ngày càng tăng của người dân về quyền tự chủ và quyền công dân. Do đó, một phong trào chính trị dân tộc chủ nghĩa đã sớm xuất hiện tại Việt Nam với những nhà lãnh đạo lỗi lạc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, vua Hàm Nghi, Hồ Chí Minh nhằm kêu gọi độc lập dân tộc.
Trong suốt thời kì chiến tranh thế giới II, người Nhật đã chiếm đóng Hà Nội và các vùng lân cận, đồng thời tiến hành khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, người Pháp khôi phục quyền cai trị các thuộc địa. Việt Nam lại trở thành thuộc địa của Pháp. Để đáp trả, Hồ Chí Minh đã phát động phong trào giải phóng dân tộc, dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cùng, năm 1954, Pháp phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Đất nước bị chia cắt thành hai miền: chế độ Dân Chủ Cộng Hòa của cộng sản ở miền Bắc và chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Sau đó, chiến tranh chống Mỹ xảy ra; Hà Nội phải chịu đựng những trận ném bom oanh tạc nặng nề. Đến tháng 7/1976, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam sau khi hai miền Nam, Bắc được hoàn toàn thống nhất.
Giao thông Hà Nội
• Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tại Hà Nội ít có những chuyến bay quốc tế trực tiếp hơn so với TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sân bay vẫn có thể cung cấp những chuyến bay trực tiếp tới phần lớn các nơi trên thế giới. * Vietnam Airlines (Tel: 04 39439660, 25 phố Tràng Thi) nối Hà Nội với các địa điểm trên khắp Việt Nam. Những đường bay phổ biến bao gồm Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, Tp. Hồ Chí Minh, Huế và Nha Trang. Tất cả đều phục vụ hằng ngày. * Jetstar Pacific Airlines (Tel: 04 39745555, 193 đường Bà Triệu) cũng có những chuyến bay hằng ngày tới Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.
• Hệ thống xe buýt: Hà Nội có một lượng lớn các trạm xe buýt đường dài, mỗi bến phục vụ một khu vực cụ thể. Các bến xe đều được xây dựng khá tốt, có phòng vé, giá vé cố định và bảng phụ lục được in ra. Du khách nên mua vé vài ngày trước khi lên kế hoạch tham quan bằng xe buýt đường dài để giữ ghế ngồi. * Bến xe Gia Lâm (Tel: 04 38271565, đường Ngô Gia Khảm) cung cấp các chuyến xe tới các khu vực phía Đông Bắc, Hà Nội như vịnh Hạ Long (vé: 40,000 VND, 3.5h), Hải Phòng (vé: 35,000 VND, 2h), Lạng Sơn (vé: 50,000 VND, 3h). Bến xe cách trung tâm thành phố 2 km về phía Đông Bắc (khoảng 50,000 VND đi taxi). * Bến xe Luơng Yên nằm ở phía Đông Nam của thành phố, phục vụ cùng tuyến với bến xe Gia Lâm. * Bến xe Giáp Bát (Tel: 04 38641467, đường Giải Phóng) cách Hà Nội 7 km về phía Nam cung cấp các chuyến xe tới các khu vực phía Nam như Ninh Bình (vé: 28,000 VND, 2h), Huế (vé: 80,000VND, 12h). * Bến xe Mỹ Đình (Tel: 04 37685549, đường Phạm Hưng) cung cấp nhiều tuyến xe tới Hạ Long, Lạng Sơn, Cao Bằng, và Điện Biên Phủ. Nhiều tour du lịch mở xuyên suốt Việt Nam (như Sinh café) khởi hành hoặc kết thúc tại Hà Nội. Những xe buýt du lịch cỡ nhỏ (phục vụ tour tư nhân) có thể đặt trước thông qua các khách sạn và quán café. Những điểm đến nổi tiếng bao gồm vịnh Hạ Long và SaPa. Các xe buýt thường rời bến vào buổi tối như: Hội An (US$13, 18h), Huế (US$10, 13h), Nha Trang (US$20, 31h), Sài Gòn (US$25, 42h).
• Hệ thống đường sắt: Ga Hàng Cỏ tại Hà Nội (Tel: 04 38253949; 120 đường Lê Duẩn) phục vụ tuyến phía Nam. Bộ phận nhân viên có thể nói tiếng Anh sẵn sàng giúp đỡ du khách nước ngoài mua vé. Du khách nên mua vé sớm trong ngày để giữ ghế hoặc giường ngủ. Tuy nhiên, tàu đi về phía Bắc (như Lào Cai, Lạng Sơn) và phía Đông (Hải Phòng) khởi hành từ Gia Lâm (phía Đông sông Hồng). Trang web chính thức của tổng cục Đường Sắt Việt Nam (www.vr.com.vn) chuyên cung cấp lịch tàu hiện hành, tuy nhiên, trang web này vẫn ở tình trạng chưa được cải thiện.
• Hệ thống taxi: Có khá nhiều chuyện không hay về taxi Hà Nội, vốn mang nhiều tiếng xấu. Hãy nhờ một nhà hàng hay khách sạn gọi taxi giúp bạn tránh bị lừa. Sau đây là những hãng taxi phục vụ tốt: Airport Taxi (Tel: 04 3873333), Hanoi Taxi (Tel: 04 38535353), Mai Linh Taxi (Tel: 04 38222666).
Trung tâm của thành phố là một khu vực đông đúc, phía Đông và phía Bắc giáp với sông Hồng, phía Tây giáp với một tuyến đường ray và hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm là một khu vực ưa thích của người dân Hà Nội và được dùng làm nơi định hướng tuyệt vời. Nằm ở phía Bắc của hồ Hoàn Kiếm là phố cổ Hà Nội, trung tâm lịch sử của thành phố. Phần lớn tên gọi của các con đường trong khu phố cổ bắt nguồn từ thế kỉ 13. Khi đó, mỗi làng nghề đều có một con phố riêng, thường bắt đầu bằng chữ “Hàng” (nghĩa là “hàng hóa”), theo sau là tên gọi của loại hàng hóa được sản xuất hoặc bày bán tại đó. Vào thời bấy giờ, tiền thuế được thu dựa vào bề rộng của mặt trước căn nhà nên trong khu phố cổ, các căn nhà đều xây theo kiểu nhà ống độc đáo, mang nét đặc trưng: bề ngang hẹp khoảng 2-3 m, chiều dài sâu khoảng 20-60 m.
Những thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội gồm có Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ năm 1070; chùa Một Cột, một trong những ngôi chùa mẫu mực nhất của Việt Nam; cột cờ Hà Nội, một trong những dấu vết còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa và cũng là biểu tượng của thành phố Hà Nội nay; và nhiều bảo tàng khác. Trên những đường phố chật hẹp của Hà Nội tràn ngập những hương thơm kỳ lạ, những hình ảnh của người bán hàng rong cong mình trên những chiếc xe gắn máy hay xe xích lô chất đầy hoa quả, thú nuôi và cả chở người. Tất cả hình thành nên một bức tranh chân thực của Hà Nội xưa và nay, phản ánh sự phát triển chóng mặt của thành phố trong suốt thời gian qua. Không có cách nào khám phá linh hồn của Hà Nội tốt hơn bằng cách lang thang trên những đường phố, đắm mình trong cảnh vật, âm thanh và mùi hương nơi đây.
Dân số Hà Nội ở vào khoảng 3.4 triệu người và vẫn đang gia tăng mạnh mẽ (khoảng 3.5%/năm). Điều này cho thấy, thành phố Hà Nội vừa là trung tâm kinh tế của miền Bắc vừa là trung tâm chính trị của cả nước. Những cư dân của Hà Nội xưa đang ngày càng giảm dần, thậm chí ở cả khu vực phố cổ nơi có những gia đình buôn bán sống qua nhiều thế hệ. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có thể thuê nhà kho và công xưởng một nơi, còn sống ở khu vực khác.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam trong gần một nghìn năm. Trong suốt thời gian này, thành phố phải chịu đựng vô số những cuộc xâm lược, chiếm đóng, trùng tu và thay đổi tên. Người Trung Quốc đã nhiều lần thống trị và bị đánh đuổi khỏi Hà Nội và phần lớn các tỉnh lỵ của Việt Nam trong nhiều thế kỉ cho đến khi Lê Lợi (sau này là vua Lê Thái Tổ) đã giành được độc lập cho đất nước vào năm 1428. Đến năm 1831, dưới triều Nguyễn, khu vực kinh thành Thăng Long đã đổi tên thành Hà Nội. Danh từ “Hà Nội” có nghĩa là “nằm giữa các con sông” hoặc “phía trong các con sông”.
Vào giữa những năm 1800, Việt Nam bị Pháp đô hộ và Hà Nội trở thành thủ đô của toàn liên bang Đông Dương vào năm 1902. Chính quyền thực dân đã gây nên những sự thay đổi về văn hóa và chính trị trong xã hội Việt Nam. Một hệ thống giáo dục hiện đại của phương Tây được phát triển và đạo Cơ Đốc giáo được giới thiệu vàoViệt Nam. Thêm vào đó, nền kinh tế đồn điền được phát triển đã thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng thuốc lá, thuốc nhuộm, trà và cà phê. Pháp đã phớt lờ lời kêu gọi ngày càng tăng của người dân về quyền tự chủ và quyền công dân. Do đó, một phong trào chính trị dân tộc chủ nghĩa đã sớm xuất hiện tại Việt Nam với những nhà lãnh đạo lỗi lạc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, vua Hàm Nghi, Hồ Chí Minh nhằm kêu gọi độc lập dân tộc.
Trong suốt thời kì chiến tranh thế giới II, người Nhật đã chiếm đóng Hà Nội và các vùng lân cận, đồng thời tiến hành khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, người Pháp khôi phục quyền cai trị các thuộc địa. Việt Nam lại trở thành thuộc địa của Pháp. Để đáp trả, Hồ Chí Minh đã phát động phong trào giải phóng dân tộc, dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cùng, năm 1954, Pháp phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Đất nước bị chia cắt thành hai miền: chế độ Dân Chủ Cộng Hòa của cộng sản ở miền Bắc và chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Sau đó, chiến tranh chống Mỹ xảy ra; Hà Nội phải chịu đựng những trận ném bom oanh tạc nặng nề. Đến tháng 7/1976, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam sau khi hai miền Nam, Bắc được hoàn toàn thống nhất.
Giao thông Hà Nội
• Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tại Hà Nội ít có những chuyến bay quốc tế trực tiếp hơn so với TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sân bay vẫn có thể cung cấp những chuyến bay trực tiếp tới phần lớn các nơi trên thế giới. * Vietnam Airlines (Tel: 04 39439660, 25 phố Tràng Thi) nối Hà Nội với các địa điểm trên khắp Việt Nam. Những đường bay phổ biến bao gồm Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, Tp. Hồ Chí Minh, Huế và Nha Trang. Tất cả đều phục vụ hằng ngày. * Jetstar Pacific Airlines (Tel: 04 39745555, 193 đường Bà Triệu) cũng có những chuyến bay hằng ngày tới Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.
• Hệ thống xe buýt: Hà Nội có một lượng lớn các trạm xe buýt đường dài, mỗi bến phục vụ một khu vực cụ thể. Các bến xe đều được xây dựng khá tốt, có phòng vé, giá vé cố định và bảng phụ lục được in ra. Du khách nên mua vé vài ngày trước khi lên kế hoạch tham quan bằng xe buýt đường dài để giữ ghế ngồi. * Bến xe Gia Lâm (Tel: 04 38271565, đường Ngô Gia Khảm) cung cấp các chuyến xe tới các khu vực phía Đông Bắc, Hà Nội như vịnh Hạ Long (vé: 40,000 VND, 3.5h), Hải Phòng (vé: 35,000 VND, 2h), Lạng Sơn (vé: 50,000 VND, 3h). Bến xe cách trung tâm thành phố 2 km về phía Đông Bắc (khoảng 50,000 VND đi taxi). * Bến xe Luơng Yên nằm ở phía Đông Nam của thành phố, phục vụ cùng tuyến với bến xe Gia Lâm. * Bến xe Giáp Bát (Tel: 04 38641467, đường Giải Phóng) cách Hà Nội 7 km về phía Nam cung cấp các chuyến xe tới các khu vực phía Nam như Ninh Bình (vé: 28,000 VND, 2h), Huế (vé: 80,000VND, 12h). * Bến xe Mỹ Đình (Tel: 04 37685549, đường Phạm Hưng) cung cấp nhiều tuyến xe tới Hạ Long, Lạng Sơn, Cao Bằng, và Điện Biên Phủ. Nhiều tour du lịch mở xuyên suốt Việt Nam (như Sinh café) khởi hành hoặc kết thúc tại Hà Nội. Những xe buýt du lịch cỡ nhỏ (phục vụ tour tư nhân) có thể đặt trước thông qua các khách sạn và quán café. Những điểm đến nổi tiếng bao gồm vịnh Hạ Long và SaPa. Các xe buýt thường rời bến vào buổi tối như: Hội An (US$13, 18h), Huế (US$10, 13h), Nha Trang (US$20, 31h), Sài Gòn (US$25, 42h).
• Hệ thống đường sắt: Ga Hàng Cỏ tại Hà Nội (Tel: 04 38253949; 120 đường Lê Duẩn) phục vụ tuyến phía Nam. Bộ phận nhân viên có thể nói tiếng Anh sẵn sàng giúp đỡ du khách nước ngoài mua vé. Du khách nên mua vé sớm trong ngày để giữ ghế hoặc giường ngủ. Tuy nhiên, tàu đi về phía Bắc (như Lào Cai, Lạng Sơn) và phía Đông (Hải Phòng) khởi hành từ Gia Lâm (phía Đông sông Hồng). Trang web chính thức của tổng cục Đường Sắt Việt Nam (www.vr.com.vn) chuyên cung cấp lịch tàu hiện hành, tuy nhiên, trang web này vẫn ở tình trạng chưa được cải thiện.
• Hệ thống taxi: Có khá nhiều chuyện không hay về taxi Hà Nội, vốn mang nhiều tiếng xấu. Hãy nhờ một nhà hàng hay khách sạn gọi taxi giúp bạn tránh bị lừa. Sau đây là những hãng taxi phục vụ tốt: Airport Taxi (Tel: 04 3873333), Hanoi Taxi (Tel: 04 38535353), Mai Linh Taxi (Tel: 04 38222666).