Phố cổ Hà Nội
Hà nội luôn là 1 thành phố nhộn nhịp vì nơi đây vừa là thủ đô, vừa là trung tâm thương mại và du lịch của Việt Nam. Hàng trăm xe máy, xe SUV và xe buýt lưu thông trên đường phố trong khi hàng ngàn người đi bộ từ cửa hàng này đến cửa hàng khác, chen chúc giữa các đám đông ồn ào là cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở nơi này. Trong số nhiều điểm tham quan được thành phố tổ chức, các khu phố cổ có lẽ là nơi thu hút nhiều du khách nhất hiện này. Nếu Hồ Hoàn Kiếm được ví như trái tim của thủ đô thì phố cổ lại được xem như linh hồn của mảnh đất này. Tuy nhiên, đừng để cái tên đánh lừa bạn, khu phố cổ thật ra lại không cổ chút nào. Được tạo nên bởi hàng tá con đường hẹp bao xung quanh như một mê cung, đây là nơi tiêu biểu sống động của sự hiện đại và các hoạt động thương mại. Nhưng tại sao khu phố này được gọi là "cổ"? Đó là bởi vì ngoài các công trình kiến trúc mới, các truyền thống, các hoạt động và cách sống của người dân trong phố cổ vẫn thể hiện các giá trị lịch sử, di sản đã từng hiện hữu một ngàn năm trước đây. Với người dân địa phương cũng như du khách, nơi này được biết đến nhiều hơn với tên gọi "36 phố phường". Đây cũng là một trong những bí ẩn mang lại cho du khách nhiều điều ngạc nhiên khi đến Hà Nội. Trên thực tế, ở đây có hơn 36 con đường. Khu vực này là một mê cung của hơn 70 đường phố với các cửa hàng gia đình kinh doanh các loại mặt hàng như lụa tơ tằm, thú nhồi bông, tác phẩm nghệ thuật, đồ lưu niệm, đồ thêu, thực phẩm, cà phê, đồng hồ, và cà ra vát bằng lụa. Thế nên không ai thực sự biết chắc con số 36 đến từ đâu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng con số này bắt nguồn đến từ thế kỷ 15, khi đó có thể đã có 36 con đường, và mỗi nơi lại buôn bán một mặt hàng khác nhau và chúng thực tế không được gọi là phố phường. Sau khi các khu vực này được phát triển, tên của các loại mặt hàng được đặt cho các đường phố nơi buôn bán chúng. Những người khác lại nói về con số 36 với khái niệm trừu tượng hơn. Trong triết học phương Đông, số 9 thường đại diện cho sự giàu có. Chín nhân với bốn thì thành 36 và ý nghĩa đơn giản là "nhiều" hoặc "rất nhiều". Nếu bạn đi dọc các con hẻm ở phố cổ, bạn sẽ thấy những cảnh tượng phổ biến như các cặp vợ chồng già ngồi uống trà, thanh niên hút thuốc lá trên ban công, các con vật nuôi đi lang thang, những người hàng xóm đứng nói chuyện với nhau trong tiếng ồn ào huyên náo ở chợ cá, tiếng kêu eng éc của các con lợn, và tiếng dập kim loại chan chát từ những người thợ rèn. Tuy vậy, mỗi người dân đều là một thương nhân nhỏ góp phần vào sự buôn bán nhộn nhịp của 36 phố phường. Ở đây, các chủ cửa hàng bán tất các mặt hàng như những viên bi và bóng đèn, đồ gốm và lụa, quần áo và giày dép, gà sống và rượu rắn. Các nghề thủ công ở phố cổ được kế thừa từ các ngành nghề truyền thống hơn 100 năm qua. Khu phố cổ, trên thực tế, tồn tại như một lời nhắc nhở về quá khứ gắn liền với lịch sử thăng trầm với những người chinh phục và các thương nhân trong hàng ngàn năm qua của Hà Nội. Trong thời gian đầu của triều đại nhà Lý (1010-1225) khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Hà Nội, một nhóm các thợ thủ công theo các cận thần triều đình tới thành phố mới. Các thợ thủ công cùng chung một nghề đã tập chung vào một phường hội, nơi mà các thành viên có xu hướng gắn bó với nhau để bảo vệ cuộc sống của họ. Khu phố cổ bắt đầu có danh tiếng như một khu vực chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ khi Việt Nam dành được sự độc lập vào thế kỷ 11 và vua Lý Thái Tổ được xây dựng cung điện của mình ở đó. Trong những năm đầu thế kỷ 13, hàng loạt các làng thủ công nhỏ tập trung quanh các bức tường của thành nội thu hút các hợp tác xã thủ công phát triển mạnh. Tất cả các đường phố ở đây được gọi là Hàng (có nghĩa là hàng hóa hoặc cửa hàng), và tên của sản phẩm được bày bán. Mỗi đường phố có chung một nhóm thương nhân chuyên về một mặt hàng cụ thể. Thí dụ, Hàng Chiếu chuyên bán chiếu, thảm, và Hàng Bạc thì chuyên về đồ bạc và trang sức. Những thợ bạc và thợ rèn nổi tiếng nhất thường đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Nam Định. Họ cùng với thợ thủ công và các nghệ nhân khác bắt đầu làm nghề của mình tại Hà Nội và các người thợ làm ra cùng một sản phẩm hoặc bán cùng một mặt hàng thường mở cửa hàng trên cùng một con đường vì tất cả họ đều xuất thân cùng một vùng hoặc cùng quê. Vì các cư dân của mỗi con phố đến từ cùng một làng, những con đường này thường trông giống nhau y hệt. Những người bình dân đã mở các cửa hàng, trước khi đường phố đã được thành lập. Trên mỗi con phố có ít nhất 1 ngôi đền nhưng phần lớn đã được chuyển thành cửa hàng và khu nhà ở. Mỗi "Hàng" không chỉ đơn thuần là một con đường, mà còn là một làng nghề thu nhỏ với các đặc trưng vốn có. Vẫn giữ những nét truyền thống, ngày nay có khoảng 30 đường phố mang tên "Hàng" ( vào thế kỷ trước có khoảng 50 con phố). Một số con phố đã không còn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến tên của chúng như Hàng Than (chuyên về than) mà bây giờ quay sang bán các loại trà và bánh ngọt cho đám cưới. Hàng Buồm (buồm), Hàng Vôi (vôi), Hàng Bè (bè) không còn giao dịch các loại hàng hóa cồng kềnh như tên con phố được đặt theo. Người dân địa phương cũng đã thay đổi tên của một số những con đường do ở đây không còn kinh doanh các mặt hàng liên quan đến tên chúng như hàng trăm năm trước. Các cửa hàng truyền thống trên phố Hàng Sơn (bán vec-ni và sơn) và Hàng Bát Đàn (đồ đất nung) đã được thay thế bởi các hàng chả cá và phở. Hàng Sơn bây giờ là Phố Chả Cá. Hàng Cháo bây giờ lại chung một con đường với hàng trăm cửa hàng bán đinh ốc, vít và các thiết bị điện; trong khi Hàng Điếu (ống điếu để hút thuốc) bây giờ lại chuyên bán chăn, gối và đệm. Hàng Mắm (cá muối) không còn bán mắm nữa. Hàng Nón (mũ), Hàng Lược (lược), và Hàng Cá (cá) đường phố bây giờ đã chuyển thành một loạt cửa hàng bán các hàng hóa sang trọng. Hàng Gai thì chuyên bán lụa đắt tiền cho người nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều con phố vẫn tiếp tục phát triển các nghề truyền thống theo tên của nó mặc cho những thách thức của đô thị hóa đang diễn ra. Thậm chí nhiều người dân địa phương vẫn thích mua sắm trên một số đường phố hầu như không bị thay đổi đó. Hàng Bạc (bạc) và Hàng Khay (các sản phẩm được khảm trai) vẫn còn được biết tới và được thay đổi sao cho mới, hiện đại hơn cho người mua sắm. Hàng Đào vẫn là nơi cung cấp quần áo nữ nổi tiếng nhất của thành phố . Vì vậy, người ta đã đặt tên cho đường phố chạy qua khu vực này là Hàng Đào, có nghĩa là "hoa" hay "người phụ nữ đẹp", ngụ ý nói đến những bộ quần áo tươi đẹp hay những người đến mua chúng. Vào các dịp Tết Trung Thu, Hàng Mã (chuyên về các sản phẩm giấy bóng như bao bì quà tặng, đồ trang trí đám cưới và các loại giấy nhỏ để đốt cho người chết) vẫn treo đèn như các thế kỷ trước. Theo truyền thống, cha mẹ vẫn đưa con cái đi mua đồ chơi hay những chiếc đèn lồng. Nhìn vào phía trước tầng trệt của các cửa hàng, bạn sẽ nhận thấy kiến trúc nhỏ hẹp mang tính lịch sử ở đây. Những ngôi nhà ống dài hẹp được phân tách bởi nhiều màu sắc, và bên cạnh đó còn có các ngôi nhà mặt phố cổ kiểuTrung Quốc, biệt thự Pháp và những ngôi chùa Phật giáo và đền thờ. Người Hà Nội thường quy rằng tính cách của một người nào đó thường phụ thuộc vào khu phố mà họ sống. Họ tin rằng những người đàn ông từ Hàng Bạc thường rất lịch sự và tao nhã, trong khi đó phụ nữ ở Hàng Đào được biết đến với nét duyên dáng và vẻ đẹp của họ. Những đặc điểm như vậy đã đóng một vai trò rất lớn trong sự hấp dẫn của 36 phố phường cùng với những trải nghiệm mua sắm và những cảnh quan tự nhiên tuyệt vời. Đi dạo qua khu phố cổ của Hà Nội hay còn gọi "36 phố phường", người ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp, các di sản và truyền thống tồn tại trong mỗi con hẻm – đây là những giá trị không những cần được các nhà chức trách mà cả dân địa phương bảo tồn.