Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)
Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt HCMC) thường được biết đến với cái tên Sài Gòn. Tp. Hồ Chí Minh không phải là thủ đô của Việt Nam, nhưng đây là thành phố lớn nhất Việt Nam và đã từng là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam ) trước đây. Là một trung tâm kinh tế và thương mại sầm uất của Việt Nam, nên đời sống ở Sài Gòn luôn hối hả. Cái nóng, sự ồn ào của đường phố và con người nơi đây có thể làm áp đảo tất cả mọi thứ. Vẻ đẹp của Sài Gòn trong quá khứ và hiện tại cùng với những nét đẹp tiềm ẩn của đất nước và con người Việt Nam sẽ đến với những du khách biết kiên nhẫn khám phá. Và Sài Gòn sẽ luôn là thành phố dẫn đầu về phát triển so với những thành phố khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Tp. Hồ Chí Minh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố có khí hậu nhiệt đới oi bức với độ ẩm trung bình là 75%. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 11; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, là những tháng lạnh nhất và khô nhất. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố năng động nhất của khu vực Đông Nam Á. Trong mắt nhiều du khách thì Sài Gòn, như cái cách những cư dân của thành phố này gọi nó, giống như một mớ hỗn độn với những đường phố thường xuyên ùn tắc và một khu đô thị luôn ồn ào, náo nhiệt. Một con số vô cùng lớn, những chuyên gia và dân nhập cư từ các tỉnh khác đến Sài Gòn sẽ không thể tưởng tượng được cuộc sống nơi đây với bất kỳ nơi nào khác.
Nếu nêu ra một biểu tượng của Sài Gòn thì chắc chắn đó là xe gắn máy. Có đến hơn 3 triệu xe gắn máy lưư thông trên các đường phố Sài Gòn. Đi dọc theo những đại lộ rộng lớn hay những con đường nhỏ hẹp, những đám đông xe ba gác, xe ôm hiện ra như những hình ảnh đặc trưng của thành phố này. Ở giữa khu đô thị rộng lớn của Tp. Hồ Chí Minh là những khu chợ náo nhiệt, những quán café phong cách, những tiệm massage và châm cứu tư nhân, những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi, những ngôi nhà chọc trời và cả những hàng quán xiêu vẹo, đổ nát buôn bán đủ mọi loại hàng hóa luôn cố gắng chào mời khách hàng. Ngoài ra, Tp. Hồ Chí Minh còn là một trong những thành phố dẫn đầu về bùng nổ kinh tế hiện nay. Công cuộc đầu tư được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng những nhà hàng và khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ đêm hợp thời, những shop thời trang cùng với những khu vực phát triển rất hiện đại và đắt đỏ.
Sài Gòn hiện nay có khoảng 10 triệu dân sống trong khu vực nội thành và 7 triệu người sống ở các quận huyện ngoại thành, chiếm gần như 7% tổng dân số của Việt Nam. Tốc độ gia tăng dân số của Tp. Hồ Chí Minh cao, với tỉ lệ khoảng 200 ngàn người/năm. Người Kinh chiếm 90% dân số thành phố, tiếp theo là người Hoa với 8%. Cộng đồng người Hoa tại Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng khu Chinatown, Chợ Lớn, lớn nhất tại Việt Nam. Phần lớn người dân Sài Gòn theo đạo Phật hoặc thờ cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, có khoảng 15% dân số theo đạo Cơ Đốc hoặc đạo Tin Lành trong khi một số khác theo các tín ngưỡng khác như Ấn Độ giáo hay đạo Hồi.
Tp. Hồ Chí Minh khởi nguồn là một làng đánh cá nhỏ có tên là Prey Nokor, nơi người Khmer, là cư dân của nước Campuchia sau này, sinh sống. Trải qua một thời gian, những dân tị nạn người Việt lánh nạn khỏi nội chiến bắt đầu di chuyển vào mảnh đất này. Đến cuối thế kỉ 17, nhà Nguyễn đã hoàn toàn chiếm lĩnh vùng đất Prey Nokor, sau này được biết đến với cái tên là Sài Gòn. Năm 1859, thực dân Pháp đến và xâm chiếm Sài Gòn và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Với những đại lộ rộng lớn và kiểu kiến trúc mang hơi thở của nghệ thuật kiến trúc Pháp, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” hay “Paris Phương Đông”. Có nhiều người khẳng định rằng, ngày nay, vẻ quyến rũ của kiểu kiến trúc ấy vẫn còn hiện diện ở thành phố này. Sau khi Pháp xâm lược Viêt Nam, một phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập và đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp nổ ra dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Năm 1954, lực lượng Việt Minh đã đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam. Rồi sau đó, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Chính quyền miền Nam xây dựng nên chế độ Việt Nam Cộng Hòa, lấy Sài Gòn làm thủ đô. Ngày 30/04/1975, quân đội Bắc Việt Nam chiếm được Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc, Việt Nam thống nhất. Hà Nội trở thành thủ đô, còn Sài Gòn được đổi tên thành Tp. Hồ Chí Minh.
Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh
• Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là một trong ba sân bay náo nhiệt nhất trên thế giới kể từ cuối những năm 1960.
* Vietnam Airlines tổ chức phần lớn các chuyến bay nội địa khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất.
* Jetstar Pacific Airlines cũng cung cấp đường bay HCMC- Hà Nội và HCMC- Đà Nẵng.
* Sasco (Cty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất) mở đường bay HCMC- Côn Đảo.
• Xe Buýt: Xe buýt nội thành khởi hành và dừng chân tại vô số các trạm trong Tp. Hồ Chí Minh.
* Bến xe Chợ Lớn ( Lê Quang Trung St, phía Bắc chợ Bình Tây) là nơi thuận tiện nhất để đón xe buýt xuống các tỉnh Mỹ Tho và đồng bằng Sông Cửu Long.
* Bến xe Miền Tây (tel: 08 3825 5955) cũng có những chuyến xe buýt xuống các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Bến xe rộng lớn này cách HCMC khoảng 10 km về phía Tây, nằm ở An Lạc, một phần của quận Bình Chánh.
* Bến xe Miền Đông (Tel: 08 3829 4056) cung cấp những tuyến xe đi về phía Bắc của HCMC, nằm ở quận Bình Thạnh trên Quốc lộ 13 (Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh nối dài), cách HCMC khoảng 5km. Các điểm đến: Buôn Ma Thuột (12 h; 110,000VND), Đà Nẵng (26h; 200,000VND), Hải Phòng (53h; 340,000 VND), Nha Trang (11h; 75,000 VND), Hà Nội (49h; 320,000 VND), Huế (24 h; 220,000 VND); và nhiều tuyến xe khác.
• Xe ôtô và xe gắn máy: Có thể hỏi bất kì quán café du lịch, công ty du lịch hoặc khách sạn nào để có thể thuê một chiếc ô tô. Thuê xe bao gồm cả thuê lái xe vì pháp luật Việt Nam không cho phép người nước ngoài lái xe trên lãnh thổ Việt Nam mà không có bằng lái xe dành cho người Việt. Thuê xe gắn máy thì mất khoảng 10 USD/1 ngày.
• Đường sắt: Xe lửa từ ga Sài Gòn (Ga Sài Gòn; Tel: 38230105; 1 Nguyễn Thông Street, Quận 3; phòng vé mở cửa vào 7.15h-11h sáng & 1h-3h chiều) phục vụ các tuyến dọc theo phía Bắc của Tp. Hồ Chí Minh. Vé tàu có thể mua từ Dịch vụ Du lịch đường sắt Sài Gòn (Tel: 38367640; fax: 38375224; 275C Phạm Ngũ Lão St.; giờ mở cửa:7.30-11.30 sáng & 1-4.30 chiều) hoặc từ hầu hết các công ty du lịch.
• Đường thủy: Tàu Hydrofoils (vé: US$10, 1h15’) khởi hành đến Vũng Tàu gần như hàng giờ từ bến tàu Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng (liên hệ Petro Express, tel 38210650). Khách du lịch nếu có thời gian có thể hỏi thăm (tại chỗ neo tàu, Hàm Nghi St, đoạn cuối sông, Tel: 3829 7892) về những chuyến tàu đi xuống các tỉnh như An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Mỹ Tho, và các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Vé có thể mua trên tàu.
Tp. Hồ Chí Minh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố có khí hậu nhiệt đới oi bức với độ ẩm trung bình là 75%. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 11; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, là những tháng lạnh nhất và khô nhất. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố năng động nhất của khu vực Đông Nam Á. Trong mắt nhiều du khách thì Sài Gòn, như cái cách những cư dân của thành phố này gọi nó, giống như một mớ hỗn độn với những đường phố thường xuyên ùn tắc và một khu đô thị luôn ồn ào, náo nhiệt. Một con số vô cùng lớn, những chuyên gia và dân nhập cư từ các tỉnh khác đến Sài Gòn sẽ không thể tưởng tượng được cuộc sống nơi đây với bất kỳ nơi nào khác.
Nếu nêu ra một biểu tượng của Sài Gòn thì chắc chắn đó là xe gắn máy. Có đến hơn 3 triệu xe gắn máy lưư thông trên các đường phố Sài Gòn. Đi dọc theo những đại lộ rộng lớn hay những con đường nhỏ hẹp, những đám đông xe ba gác, xe ôm hiện ra như những hình ảnh đặc trưng của thành phố này. Ở giữa khu đô thị rộng lớn của Tp. Hồ Chí Minh là những khu chợ náo nhiệt, những quán café phong cách, những tiệm massage và châm cứu tư nhân, những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi, những ngôi nhà chọc trời và cả những hàng quán xiêu vẹo, đổ nát buôn bán đủ mọi loại hàng hóa luôn cố gắng chào mời khách hàng. Ngoài ra, Tp. Hồ Chí Minh còn là một trong những thành phố dẫn đầu về bùng nổ kinh tế hiện nay. Công cuộc đầu tư được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng những nhà hàng và khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ đêm hợp thời, những shop thời trang cùng với những khu vực phát triển rất hiện đại và đắt đỏ.
Sài Gòn hiện nay có khoảng 10 triệu dân sống trong khu vực nội thành và 7 triệu người sống ở các quận huyện ngoại thành, chiếm gần như 7% tổng dân số của Việt Nam. Tốc độ gia tăng dân số của Tp. Hồ Chí Minh cao, với tỉ lệ khoảng 200 ngàn người/năm. Người Kinh chiếm 90% dân số thành phố, tiếp theo là người Hoa với 8%. Cộng đồng người Hoa tại Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng khu Chinatown, Chợ Lớn, lớn nhất tại Việt Nam. Phần lớn người dân Sài Gòn theo đạo Phật hoặc thờ cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, có khoảng 15% dân số theo đạo Cơ Đốc hoặc đạo Tin Lành trong khi một số khác theo các tín ngưỡng khác như Ấn Độ giáo hay đạo Hồi.
Tp. Hồ Chí Minh khởi nguồn là một làng đánh cá nhỏ có tên là Prey Nokor, nơi người Khmer, là cư dân của nước Campuchia sau này, sinh sống. Trải qua một thời gian, những dân tị nạn người Việt lánh nạn khỏi nội chiến bắt đầu di chuyển vào mảnh đất này. Đến cuối thế kỉ 17, nhà Nguyễn đã hoàn toàn chiếm lĩnh vùng đất Prey Nokor, sau này được biết đến với cái tên là Sài Gòn. Năm 1859, thực dân Pháp đến và xâm chiếm Sài Gòn và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Với những đại lộ rộng lớn và kiểu kiến trúc mang hơi thở của nghệ thuật kiến trúc Pháp, Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” hay “Paris Phương Đông”. Có nhiều người khẳng định rằng, ngày nay, vẻ quyến rũ của kiểu kiến trúc ấy vẫn còn hiện diện ở thành phố này. Sau khi Pháp xâm lược Viêt Nam, một phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập và đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp nổ ra dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Năm 1954, lực lượng Việt Minh đã đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam. Rồi sau đó, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Chính quyền miền Nam xây dựng nên chế độ Việt Nam Cộng Hòa, lấy Sài Gòn làm thủ đô. Ngày 30/04/1975, quân đội Bắc Việt Nam chiếm được Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc, Việt Nam thống nhất. Hà Nội trở thành thủ đô, còn Sài Gòn được đổi tên thành Tp. Hồ Chí Minh.
Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh
• Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là một trong ba sân bay náo nhiệt nhất trên thế giới kể từ cuối những năm 1960.
* Vietnam Airlines tổ chức phần lớn các chuyến bay nội địa khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất.
* Jetstar Pacific Airlines cũng cung cấp đường bay HCMC- Hà Nội và HCMC- Đà Nẵng.
* Sasco (Cty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất) mở đường bay HCMC- Côn Đảo.
• Xe Buýt: Xe buýt nội thành khởi hành và dừng chân tại vô số các trạm trong Tp. Hồ Chí Minh.
* Bến xe Chợ Lớn ( Lê Quang Trung St, phía Bắc chợ Bình Tây) là nơi thuận tiện nhất để đón xe buýt xuống các tỉnh Mỹ Tho và đồng bằng Sông Cửu Long.
* Bến xe Miền Tây (tel: 08 3825 5955) cũng có những chuyến xe buýt xuống các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Bến xe rộng lớn này cách HCMC khoảng 10 km về phía Tây, nằm ở An Lạc, một phần của quận Bình Chánh.
* Bến xe Miền Đông (Tel: 08 3829 4056) cung cấp những tuyến xe đi về phía Bắc của HCMC, nằm ở quận Bình Thạnh trên Quốc lộ 13 (Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh nối dài), cách HCMC khoảng 5km. Các điểm đến: Buôn Ma Thuột (12 h; 110,000VND), Đà Nẵng (26h; 200,000VND), Hải Phòng (53h; 340,000 VND), Nha Trang (11h; 75,000 VND), Hà Nội (49h; 320,000 VND), Huế (24 h; 220,000 VND); và nhiều tuyến xe khác.
• Xe ôtô và xe gắn máy: Có thể hỏi bất kì quán café du lịch, công ty du lịch hoặc khách sạn nào để có thể thuê một chiếc ô tô. Thuê xe bao gồm cả thuê lái xe vì pháp luật Việt Nam không cho phép người nước ngoài lái xe trên lãnh thổ Việt Nam mà không có bằng lái xe dành cho người Việt. Thuê xe gắn máy thì mất khoảng 10 USD/1 ngày.
• Đường sắt: Xe lửa từ ga Sài Gòn (Ga Sài Gòn; Tel: 38230105; 1 Nguyễn Thông Street, Quận 3; phòng vé mở cửa vào 7.15h-11h sáng & 1h-3h chiều) phục vụ các tuyến dọc theo phía Bắc của Tp. Hồ Chí Minh. Vé tàu có thể mua từ Dịch vụ Du lịch đường sắt Sài Gòn (Tel: 38367640; fax: 38375224; 275C Phạm Ngũ Lão St.; giờ mở cửa:7.30-11.30 sáng & 1-4.30 chiều) hoặc từ hầu hết các công ty du lịch.
• Đường thủy: Tàu Hydrofoils (vé: US$10, 1h15’) khởi hành đến Vũng Tàu gần như hàng giờ từ bến tàu Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng (liên hệ Petro Express, tel 38210650). Khách du lịch nếu có thời gian có thể hỏi thăm (tại chỗ neo tàu, Hàm Nghi St, đoạn cuối sông, Tel: 3829 7892) về những chuyến tàu đi xuống các tỉnh như An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Mỹ Tho, và các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Vé có thể mua trên tàu.