Hội An
Với những du khách đến với Việt Nam, thậm chí là những du khách không yêu thích mấy về lịch sử và văn hoá, Hội An luôn là một điểm đến không thể bỏ qua.
Vào thời xa xưa, Hội An là một cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19. Vào thời đó, các cư dân người Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hà Lan cùng chung vai sát cánh với người Việt Nam tạo lập ra một nền văn hoá địa phương giàu bản sắc; và những sự ảnh hưởng đó của họ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Hội An nằm cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam và được nâng cấp để có thể cung cấp cho khách du lịch các điểm nghỉ ngơi ở mọi mức giá. Du khách có thể dễ dàng đi đến thành phố này từ Đà Nẵng hoặc từ sân bay Đà Nẵng (taxi:khoảng 250,000 VND, xe ôm: khoảng 150,000 VND). Phố cổ Hội An nằm sát biển (cách biển Đông khoảng 7 km) và nằm ở phần cửa sông Thu Bồn. Vào đầu thế kỉ thứ nhất, Hội An là một bến cảng lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Cho tới thế kỉ 16 đến thế kỉ 18, đây là trung tâm thương mại quan trọng của nước Việt Nam, đặc biệt là nơi tập kết quan trọng của hàng hoá từ Trung Quốc chuyển sang. Sau này, khi phần lớn việc giao thương được chuyển ra Đà Nẵng, Hội An trở thành một bến cảng vắng vẻ và im lìm như ngày nay chúng ta thấy.
Thoát khỏi sự tàn phá của các cuộc chiến tranh ồ ạt đổ vào Việt Nam, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999 như là một điển hình của một thương cảng cổ của khu vực Đông Nam Á được bảo quản tốt cho tới ngày nay. Hội An nhanh chóng phát triển thành một địa điểm du lịch nổi tiếng với vô số các khách sạn thượng hạng nằm ngay tại trung tâm thành phố và các khách sạn ven biển xinh đẹp chỉ cách bãi biển Cửa Đại khoảng 5 km. Hội An được xem một điểm xuất phát lý tưởng cho du khách trong chuyến hành trình tìm về với một Việt Nam xưa đầy lôi cuốn và quyến rũ.
Phố cổ Hội An, với diện tích khoảng 6 km2, rất thích hợp cho những chuyến dạo phố diễn ra trong vài giờ để băng qua những con đường đầy gió, ngắm nhìn các cửa hiệu nhỏ nhắn, những nhà hàng, phòng tranh, các tiệm may và cả những cửa hàng bán quà lưu niệm. Tất cả là hiện thân của một Hội An từng đóng một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam. Trong lòng phố cổ có khoảng 800 toà nhà đang được bảo quản tốt; tuy nhiên không giống như ở các khu vực khác trong nước, việc trùng tu các nhà cổ tại đây được tiến hành chậm rãi và cẩn thận. Mặc dù là một điểm du lịch phát triển, nhưng ở Hội An không có sự hiện diện của các toà nhà chọc trời hay các quán karaoke; xe hơi bị cấm ra vào và thậm chí xe gắn máy cũng bị cấm lưu thông ba ngày trong tuần. Ở Hội An, sau khi mặt trời lặn và phần lớn du khách dời đi thì nơi đây mang một bầu không khí rất đặc biệt. Ngày nay, Hội An vẫn còn là một thành phố nhỏ nhưng lại thu hút một lượng lớn khách du lịch; đồng thời trở thành một nơi được tổ chức tốt dành cho những khách du lịch Tây ba lô. Phần lớn họ đến Hội An vì nơi đây có vô số các phòng tranh, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và các tiệm may chuyên cung cấp các bộ quần áo may sẵn chỉ có giá bằng một phần nhỏ giá bán ở phương Tây. Trong thành phố có nhiều tiệm Internet cafe', quầy bar và nhà hàng được mở nằm dọc theo bờ sông. Thêm vào đó, Hội An cũng nổi tiếng với sản phẩm đèn lồng làm từ giấy.
Cùng với những chuyến du lịch đi Huế, Đà Nẵng hay Mỹ Sơn, thì một chuyến tham quan Hội An cũng là một cơ hội để du khách tìm về với vẻ đẹp quyến rũ và ấn tượng của nước Việt Nam xưa. Để tìm hiểu những điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hội An, vui lòng xem bài viết riêng.
Vào thời xa xưa, Hội An là một cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19. Vào thời đó, các cư dân người Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hà Lan cùng chung vai sát cánh với người Việt Nam tạo lập ra một nền văn hoá địa phương giàu bản sắc; và những sự ảnh hưởng đó của họ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Hội An nằm cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam và được nâng cấp để có thể cung cấp cho khách du lịch các điểm nghỉ ngơi ở mọi mức giá. Du khách có thể dễ dàng đi đến thành phố này từ Đà Nẵng hoặc từ sân bay Đà Nẵng (taxi:khoảng 250,000 VND, xe ôm: khoảng 150,000 VND). Phố cổ Hội An nằm sát biển (cách biển Đông khoảng 7 km) và nằm ở phần cửa sông Thu Bồn. Vào đầu thế kỉ thứ nhất, Hội An là một bến cảng lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Cho tới thế kỉ 16 đến thế kỉ 18, đây là trung tâm thương mại quan trọng của nước Việt Nam, đặc biệt là nơi tập kết quan trọng của hàng hoá từ Trung Quốc chuyển sang. Sau này, khi phần lớn việc giao thương được chuyển ra Đà Nẵng, Hội An trở thành một bến cảng vắng vẻ và im lìm như ngày nay chúng ta thấy.
Thoát khỏi sự tàn phá của các cuộc chiến tranh ồ ạt đổ vào Việt Nam, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999 như là một điển hình của một thương cảng cổ của khu vực Đông Nam Á được bảo quản tốt cho tới ngày nay. Hội An nhanh chóng phát triển thành một địa điểm du lịch nổi tiếng với vô số các khách sạn thượng hạng nằm ngay tại trung tâm thành phố và các khách sạn ven biển xinh đẹp chỉ cách bãi biển Cửa Đại khoảng 5 km. Hội An được xem một điểm xuất phát lý tưởng cho du khách trong chuyến hành trình tìm về với một Việt Nam xưa đầy lôi cuốn và quyến rũ.
Phố cổ Hội An, với diện tích khoảng 6 km2, rất thích hợp cho những chuyến dạo phố diễn ra trong vài giờ để băng qua những con đường đầy gió, ngắm nhìn các cửa hiệu nhỏ nhắn, những nhà hàng, phòng tranh, các tiệm may và cả những cửa hàng bán quà lưu niệm. Tất cả là hiện thân của một Hội An từng đóng một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam. Trong lòng phố cổ có khoảng 800 toà nhà đang được bảo quản tốt; tuy nhiên không giống như ở các khu vực khác trong nước, việc trùng tu các nhà cổ tại đây được tiến hành chậm rãi và cẩn thận. Mặc dù là một điểm du lịch phát triển, nhưng ở Hội An không có sự hiện diện của các toà nhà chọc trời hay các quán karaoke; xe hơi bị cấm ra vào và thậm chí xe gắn máy cũng bị cấm lưu thông ba ngày trong tuần. Ở Hội An, sau khi mặt trời lặn và phần lớn du khách dời đi thì nơi đây mang một bầu không khí rất đặc biệt. Ngày nay, Hội An vẫn còn là một thành phố nhỏ nhưng lại thu hút một lượng lớn khách du lịch; đồng thời trở thành một nơi được tổ chức tốt dành cho những khách du lịch Tây ba lô. Phần lớn họ đến Hội An vì nơi đây có vô số các phòng tranh, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và các tiệm may chuyên cung cấp các bộ quần áo may sẵn chỉ có giá bằng một phần nhỏ giá bán ở phương Tây. Trong thành phố có nhiều tiệm Internet cafe', quầy bar và nhà hàng được mở nằm dọc theo bờ sông. Thêm vào đó, Hội An cũng nổi tiếng với sản phẩm đèn lồng làm từ giấy.
Cùng với những chuyến du lịch đi Huế, Đà Nẵng hay Mỹ Sơn, thì một chuyến tham quan Hội An cũng là một cơ hội để du khách tìm về với vẻ đẹp quyến rũ và ấn tượng của nước Việt Nam xưa. Để tìm hiểu những điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hội An, vui lòng xem bài viết riêng.