Hội An: điểm du lịch lý thú
Đến với Hội An, du khách sẽ có cơ hội tham quan nhiều điểm du lịch thú vị của mảnh đất này.
• Chùa Cầu:
Hãy bắt đầu chuyến tham quan Hội An của du khách với Cầu Nhật Bản, một địa danh nổi tiếng bậc nhất của phố cổ, nằm ở cuối đường Trần Phú theo hướng Tây; được cộng đồng người Nhật ở đây xây dựng vào đầu thế kỉ 17. Ngày nay, Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Hội An. Trong một ngôi miếu nhỏ đặt giữa Chùa Cầu, có thờ thần Trấn Võ Bắc Đế, tương truyền là vị thần cai quản về thời tiết (điều này đặc biệt quan trọng với một cộng đồng ngư dân như Hội An).
• Quan Công Miếu:
Quan Công miếu, được xây dựng vào năm 1653, thờ phụng một vị tướng tài ba người Trung Quốc tên là Quan Công nhằm sùng kính tấm lòng nghĩa khí, trung kiên và chính trực của ông. Pho tượng của vị tướng này được đặt trong một miếu thờ nhỏ tại một nơi tôn nghiêm, cùng với hai bên hông là tượng của vị nô tì dũng cảm và người con nuôi của Quan Công. Nhiều thương gia thường đến khấn cầu trước miếu Quan Công, cầu xin ngài ban cho những đức hạnh tốt đẹp của ngài.
• Bảo tàng gốm sứ mậu dịch:
Đặc điểm nổi bật của bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An không nằm ở bộ sưu tập gồm những mảnh gốm sứ khá bụi bặm; mà chính là ở những chi tiết đặc sắc mang đậm bản chất của người Anh còn sót lại trong lịch sử của Hội An và trong ngôi nhà cổ, nơi bảo tàng được dựng lên. Sẽ không có ngôi nhà nào ở Hội An ngoài bảo tàng này có thể đem lại cho du khách cái nhìn toàn diện về phong cách kiến trúc của khu phố cổ.
• Nhà cổ Phùng Hưng:
Nhà cổ Phùng Hưng, nằm ở ngay bên phía Tây của Chùa Cầu, được xây dựng vào năm 1780 nên cũng có cùng niên đại với chùa cổ này. Ngôi nhà gỗ hai tầng này mang những nét truyền thống của phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.
• Nhà cổ Tấn Ký:
Nhà cổ Tấn ký ở Hội An mang đậm những đường nét kiến trúc pha trộn giữa ba nền văn hoá Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong ngôi nhà, những tác phẩm thi ca Trung Quốc được viết lên trên những tấm xà cừ và treo lên trên khắp các cột trụ. Khi đến thăm quan ngôi nhà cổ này, du khách chớ nên bỏ lỡ việc thưởng ngoạn những tác phẩm khảm trai tuyệt đẹp được đặt trong bốn căn phòng nhỏ. Cho đến nay, gia tộc Tấn vẫn còn sinh sống trong ngôi nhà này.
• Nhà thờ tộc Trần:
Nhà thờ tộc Trần ở Hội An sẽ giúp cho du khách có một cái nhìn sinh động về một gia tộc giàu có điển hình ở phố cổ vào đầu thế kỷ 19. Cụ Trần Tứ Nhạc, là đại thần của hoàng đế Gia Long được cử đi sứ sang Trung Quốc, đã cho xây dựng nhà thờ này để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay, nhà thờ cổ này được mở cửa để phục vụ khách tham quan. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ngôi nhà này được trang trí với các tác phẩm và tặng phẩm của Trung Quốc. Gian phòng được trang hoàng với nhiều bức vẽ trong ngôi nhà này là nơi mà tổ tiên ông bà của gia tộc tìm về và chỉ được mở cửa trong suốt dịp Tết Nguyên Đán.
• Hội quán:
Ở trong phố cổ Hội An, có một số lượng lớn các Hội quán, nơi mà những người Trung Quốc xa xứ tổ chức các cuộc họp mặt. Các hội quán ở Hội An được đặt tên dựa theo vùng đất mà các thành viên trong hội quán sinh sống như hội quán bang Phúc Kiến, hội quán bang Triều Châu. Sau đây là một số hội quán tiêu biểu:
• Hội quán Triều Châu: Hội quán được xây dựng vào năm 1885 và được trang trí công phu với những vật liệu được mang từ Trung Quốc sang. Dần về sau, các bức tượng trong hội quán thường mô tả các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Một mảnh sân nhỏ yên tĩnh phía sau cũng được tô điểm với nhiều bức tượng được trang hoàng lộng lẫy, trong đó có một con rồng bằng gốm sứ đang ẩn mình trong suối nước.
• Hội quán Phúc Kiến: đây là một hội quán rất ấn tượng được các thương gia Trung Quốc sinh sống tại tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc xây dựng vào năm 1697. Những người yêu quý động vật sẽ rất thích thú khi chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trưng bày ở đây như kỳ lân, rồng, rùa và cá; mỗi con vật mang một ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Bên trong hội quán có một miếu thờ nhỏ, nơi những người đi biển thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần đại dương. Trong gian điện thờ, tượng Thánh Mẫu đặt ở giữa, còn hai bên là tượng bà … , vị thần có khả năng nghe thấy tiếng tàu thuyền chạy cách xa hàng ngàn dặm; và tượng bà Thiên Lý Nhân, vị thần có đôi mắt sắc có thể trông thấy tàu thuyền ở rất xa. Ngoài ra, hội quán còn là nơi thờ Thần Tài và các bà mụ. Những đôi nam thanh nữ tú ở phố cổ mong muốn lập gia đình thường đến điện thờ để cầu phúc.
• Trung Hoa hội quán: Đây là một hội quán khác khá thú vị ở Hội An luôn mở cửa chào đón mọi thành viên của cộng đồng người Hoa. Hội quán này được thành lập vào năm 1773, mang đậm nét kiến trúc của Pháp.
• Đêm rằm phố cổ:
Đây là lễ hội được tổ chức vào ngày 14 hằng tháng sau kì trăng non, tức là vào khoảng thời gian trăng tròn và sáng nhất. Vào thời điểm này, phố cổ trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết khi chủ các cửa hiệu tắt hết đèn điện và bắt đầu đốt đèn lồng, rồi treo lên trước cửa; và đồng thời, một đám rước bằng thuyền nhỏ bơi dọc theo bờ sông, băng qua những con đường lung linh trong ánh nến. Nếu du khách gặp may, đến Hội An vào lúc trăng tròn, thì hãy cố gắng tham dự lễ hội trăng rằm để thưởng ngoạn hình ảnh một phố cổ ngập tràn trong ánh sáng rực rỡ kỳ ảo của hàng ngàn đèn lồng được thắp sáng, khi mà tất cả các bóng đèn điện đều được tắt. Du khách cũng nên thử thuê một chiếc thuyền để có thể hòa mình vào dòng sông ngân hà là hàng ngàn đèn lồng thả trôi trên sông.
Những điểm tham quan khác:
• Bãi biển Cửa Đại: Biển Cửa Đại là một điểm nghỉ ngơi lý tưởng, nằm cách Hội An chỉ vài dặm. Du khách có thể đạp xe từ trung tâm phố cổ ra bãi biển để ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của vùng thôn quê nơi đây. Dọc theo bờ biển là những nhà hàng chuyên phục vụ hải sản và thức uống có thể đặt bàn và ghế ngay sát mép nước. Nhiều gánh hàng rong thường quanh quẩn trên bãi biển, chào mời các loại trái cây tươi. Một điều lưu ý là, du khách nhớ để mắt tới các em nhỏ vì thủy triều tại đây có thể gây nguy hiểm cho các em. Với những du khách mong muốn kết hợp các địa điểm tham quan trong một chuyến đi trong ngày tại bãi biển thì chỉ cần đi xa hơn dọc theo bờ biển thơ mộng Cửa Đại.
• Tour đi Cù Lao Chàm: Du khách có thể dễ dàng kết hợp chuyến đi bãi biển Cửa Đại với chuyến đi ra Cù Lao Chàm. Tộc người Chăm, một trong những nhóm dân tộc ít người của Việt Nam, là những cư dân đã đánh bắt cá tại đảo này hàng thế kỉ nay. Một chuyến đi tham quan Cù Lao Chàm trong nửa ngày có thể khởi hành tại Cửa Đại hoặc Hội An.
• Thánh địa Mỹ Sơn: Với những du khách muốn tìm hiểu thêm về nền văn hóa Chăm thì chớ nên bỏ lỡ khu di tích thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn, cách Hội An 25 dặm về phía Đông Nam, là trung tâm tôn giáo của vương triều Chăm vào lúc hưng thịnh từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tại thánh địa Mỹ Sơn, tộc người Chăm theo Ấn-độ giáo thường mai táng hoàng đế của họ ở đây và xây dựng các điện thờ cùng với các đài tưởng niệm thần Shiva. Trong kết cấu kiến trúc của Mỹ Sơn có sự ảnh hưởng của các kiểu kiến trúc Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. Nhưng đáng tiếc là phần lớn các đền đài nơi đây bị phá hỏng trong thời kì chiến tranh. Tuy nhiên, Mỹ Sơn vẫn là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1999, nhằm bảo tồn một nơi chốn linh thiêng và trầm mặc.
Mua sắm và may mặc ở Hội An:
• Trang phục may sẵn: Những trang phục được may đo sẵn như áo sơ-mi, áo choàng, váy và áo vét do các thợ may nổi tiếng ở Hội An may đo được bày bán tại nhiều cửa hiệu trong khu phố cổ. Theo số liệu thống kê vào năm 2002, trong thành phố có khoảng 140 cửa hiệu quần áo; đến nay con số này là 400. Khi tới bất kì tiệm may nào, du khách nên thương lượng trước về giá cả.
• Mỹ thuật và hội hoạ: Hội An cũng là nơi lưu giữ một bộ sưu tập mỹ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa trang trọng vừa hào nhoáng của Việt Nam. Du khách có thể tìm thấy các phòng tranh ở khắp mọi nơi trong thành phố, nhưng khu trung tâm văn hoá của các phòng tranh nằm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, nằm ở phía bên kia Chùa Cầu.
• Làng gốm Thanh Hà: Nằm cách trung tâm thành phố khoảng một dặm về phía Tây là làng nghề gốm Thanh Hà với truyền thống 450 hoạt động sản xuất.
Ăn uống:
Thức ăn ở Hội An, thậm chí những món thuộc hàng cao lương mỹ vị của Việt Nam, đều rẻ và ngon miệng. Góp mặt vào danh sách những món ăn ngon của Việt Nam, Hội An có ba món ăn ngon nổi tiếng:
• Cao Lầu: đây là một loại bún gạo, tuy nhiên nó không trơn và khó gắp như phở mà có chút gì đó giống với món mỳ Ý. Bí quyết của món ăn này nằm ở phần nước dùng. Nếu đúng là món cao lầu Hội An thì nó phải được chan với nước dùng được nấu từ nguồn nước lấy từ một cái giếng đặc biệt trong thành phố. Món cao lầu thường được phục vụ với thịt lợn quay, bánh phồng chiên và rất nhiều loại rau thơm và rau xanh.
• Bánh bao vạc: là một loại bánh rán nhân tôm làm từ bột nếp trắng nhão và được nặn chụm lại ở phần đầu nhìn giống như đoá hoa hồng.
• Vằn thắn: là một món ăn gốc Trung Quốc, có thể được dùng trong món súp hoặc chiên giòn.