Đại Nội Huế
Một số nguồn tư liệu cho rằng tên của thành phố Huế có nguồn gốc từ chữ Hòa, có ý nghĩa là “sự hòa hợp”. Thế nên đây có thể coi là lý do lớn nhất để nhà Nguyễn chọn Huế làm thủ phủ trong suốt thời gian trị vì đất nước. Cố đô Huế nằm bên bờ Hương Giang thơ mộng và được bao bọc quanh bởi những ngọn núi xanh ngút ngàn. Cho đến nay, Huế vẫn giữ được dáng vẻ trang nghiêm hòa lẫn trong bầu không khí cổ kính nhưng vẫn không kém phần rực rỡ và trường tồn theo thời gian của chốn thành đô hoa lệ xưa cũ. Trong vòng hơn một trăm năm qua, kể từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đô của Việt Nam đồng thời cũng là thủ phủ của Nhà Nguyễn thế nên khi nhắc đến Huê, người ta thường nghĩ ngay đến những lăng tẩm đền đài như Đại nội, cấm thành uy nghiêm. Với bề dày lịch sử của mình, khi bạn đã một lần đến thăm Huế và Đại nội thì có thể nói bạn đã biết được gần như đầy đủ về miền Trung, Việt Nam. Ngày nay, Đại Nội Huế đã được UNESCO bình chọn là một trong những di sản văn hóa thế giới. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều nét tương đồng giữa kiến trúc Tử Cấm Thành – Bắc Kinh và quần thế kiến trúc Đại Nội Huế. Đại Nội được bao bọc bởi hai bức tường thành dày là Ngoại Thành và Nội Thành. Toàn thế kiến trúc Đại Nội nằm gọn trong bức tường thành hùng vĩ “Ngoại Thành”. Bức tường thành này được xây dựng vào năm 1832 với chiều dài lên đến 11km, cao 6m, gồm 11 cổng, 24 tháp với chức năng chính là đảm bảo phòng thủ trước mọi sự tấn công, xâm nhập của kẻ thù. Phía trong ngoại thành là một thành phố thu nhỏ, đây cũng chính là trung tâm của Đại Nội nơi nhà Vua cùng Hoàng thất sinh sống. Bao bọc phía ngoài Ngoại thành là một hào nước sâu 4m, rộng 24m. Khi đến thăm Đại Nội vào đúng thời điểm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những bông sen tuyệt đẹp nở rộ trên mặt các hào nước này. Tuy kiên cố như vậy nhưng những bức tường thành vẫn không thể nào đủ sức chống lại sự tàn phá của các trận hỏa hoạn ( 1945) hay sức công phá của bom đạn trong suốt những thời kỳ chiến tranh. Thế nên, một số dấu tích hư hại vẫn còn hiển hiện trên bức tường cho đến ngày nay. Bên trong Ngoại Thành, là Nội Thành cùng với một hào nước bao bọc lấy Tử Cấm Thành cùng cung điện của nhà vua. Khu vực bên trong Nội Thành trước đây là chỉ dành riêng cho Hoàng thất và người hầu. Theo thông tục của người Châu Á vào thời điểm đó, sự bài trí trong kiến trúc Thành Nội tuân thủ chặt chẽ các quy tắc ‘’ phong thủy’’ và thuật chiêm tinh với các đặc tính như hình vuông tượng trưng cho đất và hình tròn tượng trưng cho trời. Với quan niệm này, quần thể kiến trúc Đại Nội đều được xây dựng theo khuôn mẫu hình vuông. Du khách có thể cảm nhận vẹn toàn triết lý cổ của người xưa trong việc xây dựng khi đi dạo quanh Thành Nội và cùng các quần thể kiến trúc bên trong lẫn bên ngoài thành. Từ những bước chân đầu tiên vào Thành Nội theo hướng cổng Ngọ Môn ( Phí vào cổng: 55.000 Đồng ) du khách có thể chiêm ngưỡng ngay vẻ đẹp của Nội Thành với các hồ nước tinh khiết nằm liền kề cổng thành. Tiếp đến sẽ là chiếc cầu bắc qua các hồ nhỏ này, nơi vốn chỉ dành cho nhà vua trước đây. Sau khi qua cầu, du khách sẽ được tham quan tòa kiến trúc quan trọng nhất trong Nội Thành, đó chính là Điện Thái Hòa. Ngôi điện này chỉ dành riêng cho những buổi chầu, yến tiệc quan trọng và các hoạt động tế lễ khác của Hoàng gia. Bên trong điện là những cột trụ sơn son thếp vàng tráng lệ. Xung quanh Điện Thái Hòa là những tòa kiến trúc khác, một hồ nước nhỏ , cây cối bao phủ cùng với điện Kiến Trung, là nơi chuẩn bị trước khi vào chầu của quan lại. Toàn bộ khu vực này hiện vẫn đang trong quá trình tu bổ sau những tàn phá khủng khiếp từ năm 1947 đến 1968 và cuộc tái xây dựng năm 1949. Toàn thể khu vực này ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch trọng điểm của thành phố Huế. Tất nhiên, Đại Nội vẫn phải tiếp tục được cải thiện hàng năm mới có thể dần trở lại thời kỳ vàng son, rực rỡ như thuở xưa. Mẹo nhỏ từ Vietnam.com Để đến được Nội thành, tốt hơn hết du khách nên di bộ từ cầu Trường Tiền dọc theo sông Hương Giang (Trần Hưng Đạo) về phía Cột Cờ (Kỳ Đài). Tiếp đến rẽ phải vào đường Đinh Tiên Hoàng để qua Ngoại Thành từ cửa Thượng Tứ. Sau đó, tiếp tục rẽ trái và bạn sẽ thấy Kỳ Đài tọa lạc bên trái và Nội Thành phía bên phải với Ngọ Môn. Du khách có thể viếng thăm Thành Nội từ cổng Ngọ Môn ( Phí vào cổng: 55.000 đồng), ngay vừa khi qua cổng, bạn sẽ được mãn nhãn với những khung cảnh tuyệt vời trải ra trước mắt. Ngay tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt hai chiếc trống hoàng gia rất lớn. Sau khi đi xuống, băng qua cây cầu nhỏ đến Điện Thái Hòa, đi qua Điện Thái Hòa vào sân chầu bên trong, du khách có thể thấy một con đường vòng dẫn đến những khu vực và những tòa kiến trúc hoàn toàn nguyên vẹn, vẫn chưa được tu sửa. Nếu để đi xem hết toàn bộ Đại Nội bạn phải mất khoảng 2 đến 3 giờ. Sau khi tham quan hết Tử Cấm Thành, nếu bạn có thời gian hãy ra khỏi đây từ của Hiển Nhơn, rẽ vào đường Đinh Công Tráng, sau đó lại rẽ trái đến đường Đinh Tiên Hoàng. Đi dọc con đường này bạn sẽ đến được Hồ Tịnh Tâm (hồ sen của Hoàng đế), tiếp tục rẽ trái ở đường Mai Thúc Loan, bạn sẽ ra khỏi Hoàng thành từ cửa Đông Ba.