Lăng Tự Đức
Tọa lạc tại một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng cách Huế 8km, Lăng Tự Đức là một trong những quần thể công trình kiến trúc đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm thuộc triều đại nhà Nguyễn. Nằm giữa một rừng thông bát ngát, lăng là nơi an nghỉ của Vua Tự Đức - người có thời gian trị vì dài nhất trong lịch sử Triều Nguyễn. Theo thông lệ, lăng được Vua Tự Đức lên kế hoạch và khởi công xây dựng trước lúc ông qua đời (năm 1883). Vì vậy, hầu hết kiến trúc của khu lăng mộ được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 1864 đến năm 1867. Vào thời gian tại vị, nhà vua thường sử dụng công trình này như một cung điện thứ hai để an dưỡng cùng với các bà vợ và thê thiếp của mình. Vào năm 1866, do kinh phí khổng lồ cộng thêm việc gia tăng thuế và cưỡng bức lao động phục vụ xây dựng lăng mộ, một cuộc nổi dậy của dân phu nhằm tiến hành đảo chính đã nổ ra. Tuy nhiên, vua Tự Đức với sự giúp đỡ của các tướng lĩnh đã dập tắt cuộc nổi dậy và tiếp tục tận hưởng thú vui an dưỡng tại tẩm lăng trong suốt nửa đời còn lại. Lăng Tự Đức là quần thể công trình kiến trúc mang nét trang nhã bậc nhất trong số các công trình kiến trúc tại Việt Nam. Tuy có hơn một trăm bà vợ và thê thiếp, nhưng nhà vua vẫn không có con nối dõi. Việc không có con trai thừa kế để viết tiểu sử và công lao của mình trên văn bia được coi là điềm xấu. Khiêm văn tự mà ông tự soạn có thể tìm thấy trên tấm bia tại sảnh đường phía phía đông lăng mộ. Tấm bia này được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó 500 km và là văn bia lớn nhất Việt Nam. Do vậy, phải mất đến bốn năm, việc vận chuyển tấm văn bia đến lặng mộ mới được hoàn thành. Khu vực tẩm điện có một cái hồ, nơi Nhà vua thường đi thuyền dạo chơi, chính giữa hồ còn có một hòn đảo nhỏ thường được dùng để tổ chức những cuộc đi săn nhỏ và đồng thời cũng là nơi tọa lạc của ngôi điện Xung Khiêm. Ngôi điện được cho là nơi Vua Tự Đức an dưỡng, thư giãn đọc sách và ngâm thơ cùng với các thê thiếp của mình. Lăng Tự Đức có diện tích khoảng 20ha, khoảng 50 công trình kiến trúc, cổng và tẩm điện. Tất cả những tên gọi đặt cho các tòa kiến trúc nơi đây đều có chữ “ Khiêm” ( khiêm tốn). Lăng Tự Đức được chia thành hai phần chính gồm điện thờ và khu vực lăng mộ. Khu vực điện thờ bắt đầu bằng cổng vào Vũ Khiêm và hồ Lưu Khiêm thơ mộng. Trên hồ có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ. Tiếp đến là dãy tam cấp bằng đá thanh dẫn từ Khiêm Cung Môn đến Điện Hòa Khiêm là nơi nhà vua làm việc và ngày nay là nơi đặt bài vị thờ cúng nhà Vua và Hoàng Hậu. Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho bá quan văn võ theo hầu. Khu vực lăng mộ bao gồm sân chầu Bái Đình, Bi Đình và khu mộ. Ngay bên phải khu vực sân chầu, sau khi đi qua hai hàng tượng bá quan văn võ được cố ý chế tác thấp hơn tượng nhà vua, du khách sẽ đến được Bi Đình. Đây là một nơi thú vị để biết về bài văn bia do chính Vua Tự Đức tự soạn không chỉ đề cập đến thành quả như những lăng mộ khác mà còn kể về rủi ro, lỗi lầm lẫn bệnh tật của nhà vua. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà được xây bằng đá là nơi nhà vua yên nghỉ. Phần thú vị nhất của lăng mộ đó là mặc dù mặc khu lăng mộ này rất tráng lệ và Vua Tự Đức thường dành nhiều thời gian cho nơi này, đây lại không phải là nơi nhà vua được chôn cất thật sự. Người ta cho rằng nhà vua đã được chôn cất tại một nơi bí mật khác ở Huế. Cho đến hôm nay, những bí ẩn được che dầu về ngôi lăng mộ thật của nhà vua vẫn khiến các nhà sử học bận tâm. Lệ phí tham quan toàn thể công trình kiến trúc lăng mộ là 55.000 vnđ