Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn là một trung tâm nhộn nhịp của tỉnh Bình Định, có khoảng 250 triệu dân sinh sống với cơ sở hạ tầng du lịch đang phát triển cùng với những đô thị mới đang mọc lên nằm trải dọc theo những bãi biển rộng thoáng đãng.
Vào thế kỷ 11, Quy Nhơn là thương cảng chính của dân tộc Chàm mà đến ngày nay nhiều người vẫn còn nhắc đến. Nằm về phía bắc của trung tâm thành phố, có hai tháp giống nhau còn gọi “Tháp đôi”đã được trùng tu lại và nay đang mở cửa đón du khách đến vãn cảnh. Du khách có thể tham quan chùa Long Khấn và chùa Tâm Ấn nằm xung quanh trung tâm. Ở chùa Long Khấn, du khách có thể chiêm ngưỡng pho tượng Phật ngọc xanh tráng lệ trong khi chùa Tâm Ấn lại mang dáng dấp tĩnh lặng hơn. Ngoài ra, cũng còn một số nhà thờ xứng đáng cho du khách thăm viếng như nhà thờ Nhọn tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo. Bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm thông tin về thành phố có thể đến nhà bảo tàng tỉnh để sưu tập thêm về thời đại Chàm,về những cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ.
Phía nam của Quy Nhơn có một vài bãi biển hầu như còn nguyên sơ như bãi tắm Nữ Hoàng, là nơi trước kia vợ của cựu hoàng Bảo Đại thường đến tắm. Bãi biển Quy Hòa bây giờ vẫn còn khá hoang vắng, mà đúng ra phải là tụ điểm vui chơi cho dân địa phương vào những ngày cuối tuần.
Mách nhỏ :
Muốn tìm trước những thông tin hữu ích và sự giúp đỡ về việc tổ chức các chuyến tham quan xung quanh thành phố Quy Nhơn. Hãy đến quán café Kiwi của Barbara, một chủ quán người Hà Lan, ở số 19 trên đường Xuân Diệu.
Vòng quanh Quy Nhơn
Tháp Chàm :
Tỉnh Bình Định ngày nay, trước kia là trung tâm phủ Vijaya của Chàm (từ thế kỷ 4 đến năm 1471) và còn nhiều di tích nữa vẫn còn lại cho đến bây giờ. Tương tự như vậy, cách Quy Nhơn về phía bắc khoảng 30 cây số, tồn tại các di tích được nhìn thấy như Tháp Vàng và Tháp Đồng. 300 năm sau khi kinh đô Chàm sụp đổ, anh em nhà Tây Sơn đã cho xây dựng lại ở đây một thành trì vào năm 1776 – gọi là thành Đồ Bàn (hay Hoàng Đế hoặc Chà Bàn). Các chứng tích còn để lại cho đến ngày nay là 2 ngôi chùa tháp nằm kề nhau, Tháp Di Đà và Nhãn Tháp – là những hiện vật được triển lãm có từ thời Chàm và triều đại Tây Sơn. Đi khoảng 20 cây số về hướng bắc của Quy Nhơn là làng Phước Hiệp nằm gần quốc lộ 1, có tháp Bạc thuộc kiến trúc phức tạp kiểu nhà đa tầng tựa như cái Bánh Ít. Và còn nhiều di tích nữa thuộc văn hóa Chàm nằm sâu về phía tây của thành phố Quy Nhơn, ở gần làng Bình Hòa (hay Tây Bình) có tháp Dương Long (hay tháp Ngà). Đặc biệt lý thú hơn nữa là những phù điêu phác họa ghi lại sự kết nối giữa văn hóa Chàm và Khmer. Một số mẫu vật điêu khấc vẫn còn giữ được nét nguyên bản, tạo thêm cho chúng đặc tính phi thường qua bụi thời gian.
Phú Phong (Tây Sơn) :
Thị trấn nhỏ Phú Phong chính là nơi nổi dậy và sau này Nguyễn Huệ trở thành hoàng đế Quang Trung, cuộc đời và sử ca của Ông được minh họa đầy đủ trong viện bảo tàng Quang Trung, tọa lạc trong khuôn viên trước kia của gia đình. Từ khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, cho đến ngày nay Phú Phong trở thành một trung tâm võ thuật nổi tiếng và trường phái võ thuật Tây Sơn được nhiều nước ở châu Âu biết đến.
Vận chuyển :
Xe buýt
Bến xe khách liên tỉnh nầm ở phía nam của trung tâm thị trấn Tây Sơn. Có một số hãng xe buýt phục vụ hành khách suốt ngày, hãng xe buýt tốc hành 16 chỗ ngồi của Mai Linh khá thuận tiện để khởi hành đến những tuyến Nha Trang hoặc Đà Nẵng, chỉ mất khoảng 4 tiếng và đến HCMC khoảng 10 tiếng.
Tàu Hỏa
Ga Quy Nhơn là trạm trung chuyển với ga Diêu Trì liền bên nằm trên trục bắc-nam. Một số chuyến tàu chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì, cách 15 cây số, chỉ mất 15 phút. Nhưng đón taxi có thể sẽ đi nhanh hơn.
Máy bay
Sân bay Phù Cát cách 35 cây số nằm về hướng bắc Quy Nhơn. Hành khách của Hãng Việt Nam Ảirlines sẽ có xe buýt đưa về thành phố. Văn phòng vé của Việt nam Airlines có thể dễ dàng được tìm thấy tại trung tâm thành phố.