Những phương pháp chế biến thức ăn độc đáo ở miền Trung Việt Nam
Những phương pháp chế biến thức ăn độc đáo ở miền Trung Việt Nam Nếu từ trước tới giờ bạn vẫn nghĩ rằng bạn đã được chiêm ngưỡng, thưởng thức tất cả các món ăn thuộc vào hàng “ phải thử dù chỉ một lần “ của Việt Nam , có lẽ bạn nên suy nghĩ lại trước khi nói ra câu đó. Người dân các tỉnh miền Trung Việt Nam có thể sẽ đem bạn đi từ bất ngờ này đến bất bờ khác với những cách chế biến thức ăn độc nhất vô nhị của họ và nâng những trải nghiệm của bạn về âm thực Việt nam lên một tầm cao mới. Đã bao giờ bạn nghe tới mắm ruột cá hay mắm mực? Chỉ nghe tên thôi có khi cũng làm bạn chả dám lại gần, tuy nhiên đối với những ai đủ can đảm để nếm thử thì chắc chắn sẽ không ai hối tiếc vì điều đó, bởi mùi vị của những món này thật trên cả tuyệt vời. Có một vài loại cá nhất định khi được chế biến bằng phương pháp đặc sắc này sẽ cho ra được những thành phẩm đặc biệt ngon, vì lẽ đó chúng thường được đánh bắt để dành riêng cho việc làm mắm. Trong đó, Cá nóc và cá ngừ là hai loại được ưa chuộng nhất.Ở tỉnh Bình Định, ruột cá được chế biến thành một thứ mắm sền sệt thơm ngon vô cùng. Bước đầu tiên trong quy trình chế biến mắm ruột cá là lấy toàn bộ lòng của con cá ra khi vẫn đang còn tươi. Sau đó, người ta dùng một con dao thật sắc, rạch một đường nhỏ để hút hết chất độc ở bên trong. Túi mật cũng được bỏ đi để tránh làm cho mắm có vị đắng. Tiếp theo, người ta cắt lòng của con cá ra làm hai phần rồi bỏ vào hai cái hũ hoặc lọ thủy tinh. Ngoài ra, một lượng muối nhất định đc thêm vào trong lọ, bình thường sẽ theo tỉ lệ 2:1, cứ có hai phần cá sẽ thêm một phần muối. Cuối cùng, cái lọ được buộc lại thật chặt rồi đem phơi nắng từ ba tới bảy ngày. Theo thời gian, sức nóng sẽ làm cho lòng cá co lại và trở thành mắm. Sau mười lăm ngày ngâm trong muối, một thứ dung dịch sẫm màu được hình thành. Và mất khoảng hai tới ba tháng sau để có thể bắt đầu chiết xuất ra thành phẩm, đến lúc này mùi cá đã biến mất hoàn toàn. Toàn bộ lòng cá sau đó được bỏ đi, chỉ phần dung dịch đặc quánh được giữ lại và đem đi đun nhỏ lửa, đông thời thêm vào một số gia vị như: tỏi băm nhỏ, dầu để tăng phần đậm đà cho hũ mắm.Vài người lại thích cho thêm ớt để tạo thêm độ cay. Người địa phương thường ăn kèm mắm ruột cá với cơm trắng, bún, bánh hỏi hoặc bánh cuốn. Mắm mực Cũng được chế biến tương tự như mắm ruột cá, mắm mực là một món ngon độc đáo khác của tỉnh Quảng Ngãi. Để làm ra món mắm tuyệt hảo nhất, người ta phải chọn ra những con mực thật tươi, thật chắc thịt. Đầu tiên, mực được đem đi rửa thật sạch nhưng tránh rửa cả phần lòng bên trong. Theo tỷ lệ cứ một bát muối, ba bát lòng được cho vào một hũ để đem đi ủ.Vì đặc trưng của túi mực bên trong, sau quá trình ủ mắm, thành phẩm thường có màu đen tuyền óng ánh. Dân địa phương thích giữ lại túi mực hơn thay vì bỏ đi bởi nó đem lại mùi vị vô cùng độc đáo. Mắm mực hoàn toàn có thể ăn sống. Tuy nhiên, vì nó khá dai nên người ta thường cắt ra thành từng miếng nhỏ để ăn kèm với gừng, ớt và tỏi được thái nhuyễn. Nếu thích, bạn cũng có thể cho thêm một ít dứa vào để tăng thêm vị đậm đà. Nhiều người thích ăn mắm mực cùng với cơm trắng và một chút rau, dưa. Số khác lại đem mắm mực tẩm vào thịt ba chỉ, cho thêm gia vị rồi đun nhỏ lửa. Om thịt cho tới khi mắm thấm đều vào thịt và một lúc sau thì trở nên đặc quánh. Nếu bạn là một người đam mê ẩm thực và có ham muốn đi khắp nơi để trải nghiệm những món ăn thật độc đáo, dải đất miền Trung của Việt Nam sẽ là nơi có thể làm cho bạn thỏa mãn với một nền ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú.