Lễ hội Ada
Hằng năm, người dân tộc Pacô ở Việt Nam thường tổ chức lễ hội Ada sau khi thu hoạch để tạ ơn Đất Trời và chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Già làng Lê Hồng Chiến ở xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế tự hào cho biết Ada là lễ hội quan trọng và có những nét tương đồng với Tết Nguyên Đán của người Việt. Theo thông lệ, Trưởng làng và các già làng phải họp ở nhà dài, chuẩn bị một hũ rượu Cần (đây là một loại rượu gạo lên men được uống bằng những ống tre thong ra từ hũ rượu) và tuyên bố lễ hội Ada sẽ bắt đầu một tuần sau đó. Tại buổi họp mặt này, họ cũng sẽ quyết định quy mô tổ chức của lễ hội Ada. Nếu đây là một năm mùa màng bội thu, người dân tộc Pacô sẽ mổ trâu và tổ chức một lễ hội lớn. Nếu không, họ vẫn sẽ tổ chức một buổi lễ nhỏ hơn và giết lợn, dê để cảm ơn Thần Linh về vụ mùa vừa qua. "Lễ hội Ada được tổ chức nhằm ăn mừng vụ mùa vừa thu hoạch và cầu chúc cho một vụ mùa bội thu hơn vào năm mới" Già làng Lê Hồng Chiến giải thích. "Trong lễ hội, họ tạ ơn trời đất và làm lễ cúng thần lúa và các vị thần mùa màng khác như thần sông, thần suối, thần núi và thần rừng." Moong là gian (buồng) ở chính giữa mỗi ngôi nhà dài, thường được người Pacô dùng làm nơi cúng tế và tiếp khách. Trưởng làng tập họp tất cả các gia đình cùng với các loại cây trồng của họ ở đây. Theo tín ngưỡng của người Pacô, tất cả các giống cây đều có linh hồn và họ mong muốn linh hồn của những loại cây này đến có thể đến tham dự vào buổi lễ tạ ơn. Trong lễ hội có rất nhiều nghi thức được chuẩn bị chu đáo. Đối với các lễ hội Ada lớn, mân cúng của làng phải có những bộ phận tốt nhất của con trâu đã được giết thịt trước đó. Tuy nhiên, nếu là lễ hội nhỏ thì chỉ cần một con lợn, một con dê hoặc bánh gạo nếp và một bình rượu cần được chuẩn bị bởi các già làng là đủ. Trước khi lễ cúng được bắt đầu, mỗi gia đình đều phải chuẩn bị một ít thịt gà loại ngon nhất nhằm thể hiện sự hòa hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Sau đó, họ bày các mâm này ra sân trước của làng để cúng cho thần Đất, thần Lúa, thần Cây nhằm nguyện cầu cho một vụ mùa bội thu trong năm tới. Thịt gà được chia thành ba phần – phần đầu tiên dành cho các trưởng thôn và già làng, phần thứ hai cho nam giới và và phần cuối cùng là cho phụ nữ và trẻ em. Người ta tin rằng các vị thần đang chứng kiến bữa ăn này nên tất cả những phần thịt gà phải được ăn hết để làm hài lòng họ. Một nghi lễ quan trọng khác sẽ được các già làng tổ chức ngay sau đó tại cổng chính của nhà dài, họ xướng to ba lần như lời cầu nguyện phước lành từ các vị thần của sông suối và rừng. Sau khi các nghi lễ, trưởng làng và các già làng sẽ ghé thăm mỗi gia đình để cầu chúc cho họ có được mùa màng tươi tốt vào năm tới.