Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Việt Nam là mảnh đất có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau, nhưng Khổng Giáo và Phật Giáo vẫn là hai hệ tư tưởng có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân nhất. Hiếu thuận với cha mẹ là bổn phận của con cháu và là một trong chuẩn mực hàng đầu của đạo làm người trong Khổng Giáo. Tư tưởng này được thể hiện rõ trên khắp cả nước. Nhiều nghi lễ, lễ hội và tập quán diễn ra hàng ngày đều tập trung vào đạo hiếu, ví dụ như những lời cầu nguyện, khấn vái hay cúng bài ở bàn thờ ông bà, tổ tiên. Vu Lan-Báo Hiếu là một trong những lễ hội nổi trội nhất, nêu bật lên nét văn hóa này ở Việt Nam. Lễ hội Vu Lan diễn ra vào ngày rằm của tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm là các chùa chiền thường đón tiếp số lượng lớn các phật tử và các du khách thập phương đến thăm viếng. Chùa Giác Viên, quận Tân Bình là một trong những ngôi chùa được nhiều người đến nhất. Vào thời điểm này, hầu như tất cả mọi người đều đến chùa để cầu nguyện cho cha mẹ và lắng nghe các nhà sư tụng Kinh Vu Lan Báo Hiếu (Ullambana Sutra) vào mỗi tối. Kinh Vu Lan Báo Hiếu (Ullambana Sutra) là lời giảng của Đức Phật về nghĩa vụ phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ mình cũng như những nghiệp báo mà những người đối xử tệ với cha mẹ mình phải trả ở dưới địa phủ. Cùng với Kinh Vu Lan, mọi người cũng được kể câu chuyện về lòng nhân đức hiếu thảo của Mục Kiền Liên và cách ông đã làm để cứu rỗi linh hồn của người mẹ của mình ở dưới âm phủ. Đi liền với đức tin, các hoạt động nhân ái cũng được tổ chức trong dịp lễ này. Vào các ngày trong lễ hội, nhiều người thường ở lại trong các chùa để ăn các bữa chay do chính nhà chùa chuẩn bị. Điều này cũng đã được diễn ra trong một thời gian dài và hiện nay, hầu hết các chùa đều giữ du khách thập phương ở lại dùng một bữa cơm chay trong chùa vào lễ Vu Lan. Đối với những người đến viếng thăm chùa trong lễ Vu Lan, một bữa cơm chay ở chùa có ý nghĩa rất lớn trong việc đem lại may mắn và sức khỏe cho họ. Chùa Viên Giác cũng là một trong những ngôi chùa được nhiều người ghé vào để ăn cơm chay. Chùa thường chuẩn bị cơm cho khách từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thông thường thì các chùa đều chuẩn bị bữa ăn này như nhau nhưng các món ăn có thể khác tùy theo số lượng người phục vụ hậu cần và số lượng du khách dự kiến. Ở chùa Phụng Sơn, quận 11, các du khách thập phương thường được xếp 10 người một bàn và sẽ được phục vụ bởi các tình nguyện viên nhằm đem lại cảm giác ấm áp và tình người giữa bạn bè, người thân và ngay chính những người xa lạ. Ngoài ra, các chùa nhỏ ở vùng quê cũng mang đến cho du khách những cảm nhận riêng như không khí trong lành, thân thiện và chỗ ngồi rộng rãi. Những người dân địa phương ở đây không chỉ chia sẻ các món chay mà còn lòng mến khách, chân chất họ. Bởi vì các món chay càng ngày càng được phổ biến rộng rãi nên những ngôi chùa phục vụ các món chay miễn phí trong lễ hội lại càng được nhiều người biết đến hơn nữa. Chùa Phật Nhựt ở huyện Châu Thành là một trong những ngôi chùa được nhiều người ca ngợi về các món chay. Với số lượng du khách thập phương đang tăng lên hàng năm, chùa Phật Nhựt đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón hơn 300 phật tử đến viếng thăm. Những người khách này chắc chắn sẽ được thưởng thức những món chay yêu thích của mình. Hai món được nhiều người mong đợi và chắc chắn không thể thiếu trong thực đơn của chùa chính là: Canh chua (nấu với bạc hà, cà chua, đậu phụ và một số loại rau khác) và canh kiểm (nấu từ khoai lang, đậu phộng, sữa dừa và thêm một số nguyên liệu khác). Sau bữa ăn, một buổi lễ sẽ được diễn ra để nhắc nhở những du khách về những điều thiêng liêng của lễ hội Vu Lan. Buổi lễ thường được tiến hành vào ngày 14 tháng 7. Những phật tử có cha mẹ còn sống sẽ gắn hoa hồng màu đỏ trên áo, những người có cha mẹ đã qua đời sẽ cài hoa màu trắng. Một số chùa phải chuẩn bị đến hơn 700 bông hoa mới đáp ứng đủ số lượng của phật tử tham gia. Buổi lễ này được tổ chức để cho con cái có thể nhận ra được sự hy sinh của cha mẹ dành cho mình hoặc để con cái tưởng nhớ đến họ nếu họ đã qua đời. Hiếu thuận là gốc rễ của con người, là đạo đức cao đẹp nhất trong xã hội Việt Nam nên Lễ hội Vu Lan Báo Hiếu luôn luôn là một trong những lễ hội thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người dân Việt.