Cải Lương - Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam

Cải Lương - Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam

Là sự kết hợp giữa Tuồng-loại hình âm nhạc dân gian miền Nam, hát kịch châu Á và hài kịch Pháp, Cải Lương thường được hiểu nhiều nhất là kịch hát cải biến hay cách tân. Cải Lương bắt nguồn từ thế kỷ 20 ở khu vực phía Nam Việt Nam, nơi mà những vở diễn đầu tiên diễn ra tại các sân đình. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 30, Cải Lương phát triển nở rộ và được xem là hình thức hát kịch yêu thích của tầng lớp trung lưu. Ngày nay Cải lương đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước dầu cho cái nôi của loại hình nghệ thuật này vẫn ở miền Nam. Có hai loại hình Cải Lương chính đó là Cải Lương tuồng cổ và Cải Lương xã hội (mang đặc điểm hiện đại hơn). Cả hai loại hình này đều đề cao giá trị đạo đức của người Việt Nam. Mặc dù kịch bản của những vở Cải Lương xã hội thường xoay quanh mối quan hệ gia đình, tình cảm lãng mạn, tập trung vào chuẩn mực, phong tục tập quán văn hóa xã hội của dân tộc nhưng tựu chung lại đêù phản ánh sắc nét xã hội Việt Nam hiện đại. Bởi bản chất, nghệ nhân Cải Lương tuồng cổ luôn mặc trang phục cổ khi lên sân khấu. Kịch bản của loại hình cải lương này xoay quanh những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết của chế độ phong kiến. Dù cho là thể loại nào thì Cải Lương cũng thể hiện những đề tài quen thuộc theo đó người nghệ sĩ khi biểu diễn kết hợp cả hình thức nói và hát trên nền nhạc nhằm truyền đạt tất cả cảm nghĩ, cảm xúc cũng như thông điệp của mình tới khán giả. Liên tục tiếp thu, cập nhật chủ đề, xu hướng đương đại cũng như đưa vào các loại nhạc cụ hiện đại làm cho cải lương thường xuyên được làm mới và trình diễn đến công chúng với nhiều chủ đề mới lạ, từ đó làm sống lại niềm yêu thích của người xem đối với loại hình nghệ thuật này. Thậm chí cho đến ngày nay, Cải Lương vẫn còn phổ biến và được người dân Việt Nam cũng như du khách quốc tế đánh giá cao.