Cồng chiêng Châu Ro – Con đường nối giữa nhân gian và âm giới

Cồng chiêng Châu Ro – Con đường nối giữa nhân gian và âm giới

Cồng chiêng Châu Ro – Con đường nối giữa nhân gian và âm giới Người dân Tây Nguyên luôn tin rằng khi tiếng cồng chiêng vang lên cũng là lúc hình thành mối liên hệ giữa thế giới con người và thế giới tâm linh, giữa cuộc sống hiện tại và cuộc sống ở cõi vĩnh hằng. Với người dân Tây Nguyên, tiếng Cồng chiêng gắn liền với từng giai đoạn trong cuộc đời mối người. Trong “Lễ thổi tai” cho đứa trẻ sơ sinh, tiếng chiêng vang lên nhằm chính thức chào đón một thành viên mới của cộng đồng. Đến khi người con trai và người con gái kết hôn, tiếng chiêng lại vang lên trong lễ trao chuỗi hạt như một sự nhắc nhở với những cặp vợ chồng mới cưới phải tôn trọng cái nếp gia đình và truyền thống cộng đồng. Trong một đời người sẽ không thể nào nghe lại những âm thanh như vậy lần thứ hai
Với cộng đồng dân tộc thiểu số người Châu Ro sinh sống chủ yếu ở địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thì tiếng Cồng chiêng của họ không ồn ào náo nhiệt mà mềm mại sâu lắng, vang vọng trong tâm hồn. Những thanh âm đó chỉ được vang lên vào dịp lễ thần thánh, hay lễ cầu cho mùa màng bội thu và cầu cho mọi người sống khỏe mạnh. Dàn chiêng Châu Ro gồm 5 chiêng với kích cỡ khác nhau. Chiêng lớn nhất gọi là Chiêng Cái, giữ nhịp điệu cho cả dàn chiêng. Bất kì người dân Châu Ro nào cũng đều biết đánh chiêng cả. Không rõ là trước đây người Châu Ro có nhiều bài hát cho Cồng Chiêng hay không, nhưng hiện nay chỉ còn lại một ít bài được biết đến, bao gồm bài Mời Khách, Cầu Mưa và Thần Lúa.
Ông Nguyễn Văn Sáu, một người Châu Ro từ thôn Tân Châu tỉnh Bà Rịa, đã chơi chơi cồng chiêng được vài năm nay, nhưng ông chỉ có thể chơi hai bài bằng chiêng từ 1 đến 4. Ông đang học cách đánh chiêng số 5 là Chiêng Cái. Ông Sáu cho biết tiếng chiêng được đánh lên bắt đầu từ âm thanh của chiêng nhỏ nhất rồi dần chuyển sang đến chiêng lớn hơn. Chiêng nhỏ gọi, chiêng lớn đáp, rồi chiêng lớn gọi, chiêng nhỏ đáp lại, cứ tiếp tục như thế miên man bất tận.
Ông cũng chia sẻ: “Cồng chiêng Châu Ro rất khác so với Cồng chiêng của các dân tộc khác. Chúng tôi dùng chiêng với đủ kích cỡ, 5 người đánh chiêng cùng một lúc và chuyển âm qua lại cho nhau. Tổ tiên chúng tôi trước đây đã tạo ra rất nhiều giai điệu khác nhau cho cồng chiêng và được truyền từ đời này sang đời khác, khiến cho âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng suốt bao năm vẫn không thay đổi. Có rất nhiều giai điệu nhưng hiện tại chúng tôi vẫn chưa tìm được hết.” Với người dân Châu Ro, cồng chiêng là vật linh thiêng cao quý. Họ chỉ đánh chiêng trong những buổi lễ cúng thần linh như Thần Lúa và Thần Rừng, và cầu sức khỏe. Ngày xưa, nếu có ai bị ốm, thầy lang sẽ làm lễ xua đuổi các ác linh và đánh chiêng lên để gửi lời cầu nguyện của họ đến các vị thần. Trong khi một số các dân tộc khác chỉ có nam mới được đánh chiêng thì ở Châu Ro cả nam và nữ đều có thể đánh.
Người đánh chiêng giỏi nhất trong dàn cồng chiên ở thôn Bàu Chính tỉnh Vũng Tàu là cụ bà Lý Thị Nhuyên 65 tuổi, bà đã đánh cồng chiêng suốt hơn 40 năm nay. Bà Nhuyên đánh được Chiêng Cái và bà cũng là người đánh chiêng được kính trọng nhất trong nhóm người Châu Ro ở đây. Bà Nhuyên cho biết người đánh Chiêng Cái trước hết phải biết cách đánh tất cả các chiêng còn lại trong dàn.
“Chỉ những người được lựa chọn mới có thể đánh Chiêng Cái” bà Nhuyên chia sẻ. “Họ phải biết cách đánh tất cả các loại chiêng và chơi tất cả các giai điệu, bởi vì nếu anh đánh sai điệu thì cả dàn chiêng sẽ lạc điệu hết. Người đánh chiêng phải biết lắng nghe âm thanh của tiếng chiêng, tiếng đánh phải êm dịu và mềm mại. Tôi đã đánh chiêng cùng với nhiều dàn chiêng của các dân tộc khác và tôi nhận thấy rằng mỗi chiếc cồng, chiếc chiêng lại có thanh âm riêng của nó. Trong khi cồng chiêng ở các dân tộc khác được đánh khi nhảy múa, rộn ràng và náo nức, thì tiếng cồng chiêng của người Châu Ro rất nhẹ nhàng và sâu lắng, bởi tiếng chiêng chính là tiếng lòng, là linh hồn của con người Châu Ro.”
Tiếng Cồng chiêng Châu Ro chính là thanh âm, nhịp điệu cuộc sống thường ngày của người dân Châu Ro như là phản ánh tính cách và tâm hồn người Châu Ro vậy.