Đàn Bầu
Đàn bầu xuất hiện từ triều đại đầu tiên của nước Việt Nam, một loại nhạc cụ độc đáo trường tồn cùng với thời gian mang trong nó vẻ đẹp âm nhạc thanh cao hàng thế kỷ, hòa mình vào cuộc sống, lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đàn bầu được biết đến với khả năng có thể tạo ra âm thanh êm ái, du dương nên mỗi giai điệu, mỗi bản nhạc chơi đàn bầu đều là hiện thân cho vẻ đẹp của đất nước và con người. Là một trong hai loại nhạc cụ duy nhất có nguồn gốc thuần túy Việt Nam, Đàn bầu là sự phô diễn không lẫn vào đâu được cho nền văn hóa độc đáo của Việt Nam.
Truyền thuyết kể lại rằng có một người phụ nữ mù chơi những bản nhạc ngọt ngào da diết dùng loại nhạc cụ này nhằm mục đích kiếm sống trong thời gian chồng chinh chiến. Đây được xem là khởi đầu khám phá ra Đàn bầu và giai điệu đầy cảm xúc khó nhầm lẫn của nó bắt đầu được thưởng thức, đánh giá cao. Dầu cho không có nhiều bằng chứng để chứng minh câu chuyện đó nhưng có một điều chắc chắn đó là âm thanh khi chơi đàn bầu truyền đi thông điệp cháy bỏng về tình yêu, khát khao cũng như vẻ đẹp không bao giờ khiến con tim và tâm hồn của người nghe thôi thổn thức.
Là loại nhạc cụ một dây, Đàn bầu đơn giản nhưng lại vô cùng độc đáo. Từ ‘Đàn’ có nghĩa là nhạc cụ bộ dây và ‘bầu’ là tên loại quả. Bản thân tên đàn bầu đã nói lên tất cả. Nhìn chung, cấu tạo đàn bầu gồm có các bộ phận như hộp âm (có tác dụng làm rung, ngân), cần đàn, bầu đàn, dây đàn và bộ phận lên dây đàn.Tuy nhiên nguyên thủy của đàn bầu chỉ có bốn bộ phận là một ống tre, một thanh gỗ đứng, nửa vỏ dừa và một dây cước. Dây chạy dọc theo ống tre và một đầu được nối chắc chắn với thanh gỗ, thanh gỗ được gắn thẳng đứng trên ống tre.
Đàn bầu ngày nay được cấu tạo từ các hộp âm gỗ thay cho tre như trước đây. Dây đàn cước truyền thống cũng được thay bằng dây kim loại. Một bộ phận khác là vòi đàn hay cần đàn có thể uốn được có tác dụng that đổi độ căng của dây đàn. Vòi đàn được làm bằng sừng trâu có dạng hình vuông ở phần gốc và hình dẹt, cong ở phần đỉnh. Nó đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra những âm với độ cao thấp khác nhau ngoài những âm cơ bản (âm bội) của loại đàn này. Bầu đàn trước đây được dùng để che phần dây nối có chức năng như bộ phận cộng hưởng giờ đây vẫn còn, tuy nhiên nó được làm bằng gỗ và chỉ để trang trí là chính. Bộ phận lên dây có thể được làm bằng tre hay gỗ nằm ở khung phía trong gần chỗ đáy của thân đàn gỗ. Dây đàn bằng kim loại nối vào một lỗ nhỏ cuối bề mặt của đàn chạy dọc cho đến bộ phận lên dây. Một que nhọn làm bằng tre, trúc hay mây thường được dùng làm dụng cụ gẩy đàn bầu.
Hầu hết đàn bầu ngày nay đều có dụng cụ máy móc hiện đại cho phép điều chỉnh âm vực của dây đàn. Thông thường khi chỉnh qua nốt C, hòa âm hay âm bội được dùng. Đàn bầu được chơi theo cách vừa gẩy vào dây đàn trong khi một phần tay chạm nhẹ vào một điểm nhất định trên dây để tạo ra hòa âm thích hợp. Mặc dầu để chơi được đàn bầu không đòi hỏi kỹ thuật quá cao nhưng cũng phải có độ chính xác nhất định cần thiết để cho phép tăng hay giảm âm vực phù hợp với việc kéo dài hay thu ngắn các nốt. Cùng với đó là sự hỗ trợ của bộ phận cần đàn cho phép thay đổi, điều chỉnh độ căng dây đàn vì vậy có thể chơi được cả âm rung hay âm ngân. Kĩ thuật này thì người chơi đàn dùng ngón tay út phải gõ nhẹ vào dây trong khi đó các ngón khác gảy đàn dùng miếng gảy đàn dài. Với bàn tay trái, có thể hạ thấp âm vực của nốt bằng cách đẩy điều chỉnh cần đàn dùng ngón trỏ, còn nếu muốn có âm vực cao hơn thì dùng ngón cái kéo cần đàn.
Nếu như trước đây đàn bầu thường chỉ được dùng chơi độc tấu hay đệm theo ngâm thơ thì giờ đây loại nhạc cụ này còn tham gia vào cả những dàn nhạc giao hưởng lớn biểu diễn trên sân khấu. Thể loại nhạc kết hợp đàn bầu với các bài hát bắt đầu tạo ra bước ngoặt lớn vào đầu thế kỷ 20 khi mà người chơi đàn đã kết hợp lắp pickup và âm ly nhằm tạo cho đàn bầu âm thanh riêng biệt cũng như giúp tăng độ lớn để khán giả có thể nghe được. Cho đến bây giờ, độc tấu đàn bầu vẫn được đánh giá cao và nhiều bản nhạc được soạn riêng cho đàn bầu như Vũ khúc Tây Nguyên của Đức Nhuận, Dòng kênh trong của Hoàng Đảm và Vì Miền Nam của Huy Thục được công chúng đón nhận, thưởng thức rộng rãi.
So với loại đàn một dây của các quốc gia khác như đàn Tuntina của Ấn Độ, đàn Cung của khu vực Đông Phi hay đàn Duxiangin của Trung Quốc, không loại nào có thể ví được với giai điệu êm ả, nhẹ nhàng và giàu cảm xúc có thể chạm tới lòng người bất cứ khi nào nó được cất lên như đàn bầu của Việt Nam. Mỗi một động tác gảy đàn bầu là cả một câu chuyện về tình yêu và lịch sử trong đó vừa làm rung động con tim vừa có khả năng lay động tâm hồn người nghe. Mỗi người nghe có cảm nhận khác nhau về giai điệu của đàn bầu tùy thuộc vào cảm xúc hay tâm trạng của từng người lúc đó. Đàn bầu, dù cho ở giai đoạn nào đi chăng nữa, dù cho thời gian có làm thay đổi vẻ bên ngoài của nó thế nào đi chăng nữa, vẫn là loại nhạc cụ có thể thể hiện một phần vĩ đại của dân tộc Việt Nam và đồng thời là sự diễn tả chân thực các cung bậc cảm xúc trường tồn mãi với năm tháng.