Đàn Tranh
Cũng như những đất nước khác, âm nhạc đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và suốt nhiều thế kỉ đã truyền tải những niềm vui, nỗi buồn, hạn phúc và hy vọng của người dân Việt Nam, bất kể tuổi tác, hoàn cảnh.
Tiếng Đàn Tranh suốt hàng thế kỷ qua đã góp phần tô điểm nên vẻ đẹp của cố đô Huế- cái nôi văn hóa của Việt Nam. Tuy phổ biến nhất vào thời Lý, Trần (khoảng thế kỷ thứ 10), nhiều ý kiến cho rằng loại nhạc cụ này đã ra đời từ trước đó. Là một loại đàn có 16 dây, Đàn Tranh còn được gọi là đàn thập lục, dài khoảng 110cm, bên trong rỗng, gần giống một cái ống, bề mặt lồi, một đầu được đẽo nhỏ hơn đầu kia. Mười sáu dây lụa được căng dọc theo đàn và được cố định bởi những chốt phía bên đầu nhỏ, những chốt này cũng được dùng để lên dây đàn. Trên giữa thân đàn có những đỉnh nhô lên (con nhạn) có thể di chuyển được để gác dây và điều chỉnh cao độ của từng nốt nhạc.
Ngoài thanh âm tuyệt diệu ra, thiết kế độc đáo và sự hấp dẫn của Đàn Tranh còn thu hút được cả sự chú ý của những người không rành về âm nhạc. Các du khách nước ngoài hay bất cứ ai ngưỡng mộ loại nhạc cụ này đều sử dụng nó làm tâm điểm cho phòng khách hoặc những mục đích thẩm mỹ khác. Đàn tranh quả là có một vẻ đẹp phức tạp với phần thân gỗ được chạm trổ sơn mài công phu hay được khảm ốc xà cừ, nhạc cụ này thật sự đã truyền tải được toàn bộ nét quyến rũ của văn hóa Việt Nam.
Có ba loại Đàn Tranh. Mẫu đầu tiên; xa xưa nhất có 16 dây, loại phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay có 17 dây và có phần lớn hơn nguyên bản truyền thống. Sau này, một phiên bản mới hơn được Nguyễn Vĩnh Bảo chế tác có 22 dây. Loại Đàn Tranh hiện đại này vẫn sử dụng con nhạn làm từ gỗ hoặc xương với đỉnh bọc đồng. Loại dây lụa truyền thống được thay bằng sợi thép với bề rộng khác nhau. Các nghệ nhân vẫn sử dụng móng gẩy để chơi đàn như trước nhưng thay vì chỉ có loại móng làm bằng mai rùa như trước đây, bây giờ mọi người còn có thể sử dụng những loại móng từ các vật liệu như là kim loại hay nhựa.
Nhiều người cho rằng Đàn Tranh được tạo ra dựa trên Đàn Cổ Tranh Trung Quốc và có quan hệ với những nhạc cụ họ dây khác như là Kayagum Hàn Quốc, Koto Nhật Bản và Yatga Mông Cổ, Đàn Tranh tuy có những điểm chung về tính chất cơ bản và cách chơi nhưng nó cũng có những đặc tính riêng biệt về hình dáng, các tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, thanh sắc và phong cách biểu diễn. Sau hàng thế kỷ, Đàn Tranh đã trở thành một nhạc cụ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa và lịch sử lâu đời của Việt Nam. Ngoài ra, Đàn Tranh cũng thể hiện nhiều ưu điểm so với những “người họ hàng” của mình, đặc biệt là về kích thước. Đàn Tranh chỉ dài khoảng từ 90-110cm so với chiều dài 180cm của Koto, 160 cm của Kayagum và 145cm của cả Cổ Tranh và Yatga, Đàn Tranh rõ ràng linh động và tiện lợi hơn nhiều. Và vì có từ 17 đến 21 dây, giai điệu của Đàn Tranh cũng đa dạng hơn dù kích thước không lớn. Những sợi dây đàn cũng khá mảnh (chỉ dày 0,2mm) vậy nên cách chơi cũng nhẹ nhàng hơn và có thể biến hóa linh hoạt để tạo ra âm giai của dòng nhạc Tây Âu hiện đại.
Cả hai bàn tay đóng một vài trò quan trọng để tạo ra những âm điệu tuyệt vời từ Đàn Tranh. Tay phải gảy đàn tạo ra âm thanh còn tay trái giữ đầu bên trái dây đàn để điều chỉnh cao độ và tạo ra giai điệu, một yếu tố cực kỳ quan trọng với âm nhạc. Dây đàn thường được gảy hai lần cùng lúc theo quãng tám và phần hợp âm thì được chơi liên tiếp. Những bậc nghệ nhân lão làng còn có thể dùng tay trái gảy cùng nhịp với tay phải để tạo ra hợp âm lớn hơn. Tất cả hòa quyện lại, tạo ra những khúc nhạc ngây ngất lòng người. Thông thường thì nghệ sĩ sẽ dùng từ hai đến ba ngón tay để gảy đàn nhưng bây giờ thì có thể dùng bốn, năm ngón. Bao nhiêu thế kỷ gắn liền với đàn, liên tục những kỹ thuật đánh đàn, nhấn nhá hiện đại được sáng tạo ra. Những kỹ thuật như điều chỉnh cao độ có thể truyền tải những cảm xúc khác nhau của người chơi đàn.
Tương tự như những nhạc cụ nổ tiếng khác, Đàn Tranh có thể độc diễn, đệm nhạc độc tấu hoặc theo dàn nhạc. Thanh âm tuyệt đẹp cuả nó đã là nguồn cảm hứng cho bao nghệ sĩ, thi sĩ và là một thành tố cực kỳ quan trọng trong nghệ thuật sân khấu, văn học kinh điển và những lễ hội truyền thống khác. Loại đàn này bây giờ cũng được phối hợp với âm nhạc Việt Nam hiện đại và những buổi biểu diễn nhạc trẻ Châu Á, có thể là dưới hình thức độc diễn hoặc là kết hợp với những nhạc cụ hiện đại. Sự nổi tiếng của loại nhạc cụ này còn được thể hiện rõ hơn khi nghệ sĩ khắp đất nước đều chọn Đàn Tranh cho những tác phẩm của mình. Đàn Tranh thật sự đã không hổ danh là một trong những nhạc cụ chủ đạo của âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ thứ 10. Với những giai điệu gợi lên cảm xúc hân hoan, phấn khởi, Đàn Tranh đã và sẽ luôn là một biểu tượng đầy tự hào của Huế nói riêng và một nét đẹp tuyệt mỹ của Việt Nam nói chung.