Nhạc cụ cuối cùng thời Nguyễn
Cụ Lư Hữu Thi, 101 tuổi, trước đây là một thành viên của dàn nhạc cung đình dưới triều vua Khải Định và Bảo Đại. Cụ bây giờ là nhạc công cuối cùng còn lại của triều đại phong kiến Việt Nam. Cụ Thi sống trong ngôi nhà nhỏ số 250, nằm trên đường Đặng Tất, làng Thế Lai Thượng, xã Hương Vinh, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy đã ngoài 100 tuổi nhưng cụ vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ Thi sinh năm 1910 trong một gia đình giàu truyền thống âm nhạc. Cụ được cha mình truyền dạy các bí quyết chơi các loại nhạc cụ âm nhạc cổ truyền khác nhau và trở thành thành viên của dàn nhạc Hòa Thanh, vốn là dàn nhạc cung đình Huế dưới triều Nguyễn. “Tôi có thể chơi được đàn nhị, đàn tầm, đàn tỳ bà, phách tiền, tầm âm và trọng ban khi tám tuổi. Khi 15 tuổi, tôi tham gia vào dàn nhạc cung đình, trình diễn dưới triều vua Khải Định và sau đó là Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt. Tôi chơi được hầu hết các bản nhạc mà đức vua thường yêu cầu”. Cụ Thi hồi tưởng lại. Cụ cho biết có các tác phẩm nhã nhạc khác nhau cho các dịp khác nhau; ví dụ như bài “Vạn Thọ” mừng ngày sinh của đức vua, “Đăng Đàn Cung” dành cho các buổi lễ đón tiếp các nhà ngoại giao và “Kim Tiến” cho các buổi yến tiệc. Cụ Thi nói rằng các luật lệ trong cung vô cùng nghiêm khắc. Các nhạc công phải học và ghi nhớ tất cả các quy tắc và các nghi thức hoàng gia. “Chúng tôi phải đứng trên một đường thẳng. Thậm chí ngay cả khi nhạc công biểu diễn đứng trên một ổ kiến lửa thì nhạc công đó cũng phải đứng yên một chỗ cho đến khi buổi biểu diễn kết thúc. Thỉnh thoảng đức vua yêu cầu biểu diễn vào nửa đêm”. Cụ nhớ lại. Theo cụ Thi, vua Bảo Đại rất đam mê nhã nhạc cung đình Huế và nhà vua còn biết chơi đàn tranh. Ngài chỉ yêu cầu biểu diễn trong các buổi nghi lễ và các buổi yến tiệc. Vua Khải Định thường có thói quen mặc quần áo giản dị trong các buổi tiệc. Ngài không bao giờ có cung nữ theo tháp tùng. Ngài chỉ thưởng thức các món ăn và nhịp chân theo nhịp. Đôi lúc chúng tôi biểu diễn đến nửa ngày cho đến khi mệt lả nhưng không dám nghỉ giải lao”. Đôi khi vua Khải Định gọi nhạc công vào cấm cung chơi nhạc cùng nhà vua. Ngài ngồi trên một chiếc ghế lớn đặt trước một cây đàn tranh. Người nhạc công ngồi ở bục thấp hơn và phải chơi khúc dạo đầu đệm theo tiếng nhạc của vua. Cụ Thi cho biết vua Khải Định rất yêu thích tác phẩm tên là “Đại Từ”, tuy nhiên tác phẩm này rất khó chơi thuần thục, ngay cả cụ Thi đến bây giờ vẫn chưa thể chơi được trọn vẹn tác phẩm này. “Chơi nhạc cùng nhà vua thật không hề dễ dàng. Thỉnh thoảng vua đột ngột ngừng chơi và rời khỏi phòng, khiến tôi sợ hãi toát cả mồ hôi vì không biết mình có phạm thượng hay không. Khi tôi hỏi lính canh, người ta cho tôi biết rằng khi ấy nhà vua trông rất buồn”. Nhạc công kể lại. Cụ Thi cho biết, thỉnh thoảng vua Khải Định ban thưởng tiền cho dàn nhạc. Sau khi vua băng hà năm 1925, dàn nhạc gần như tan rã. Năm 1931, vua Bảo Đại kế vị và dàn nhạc được khôi phục lại. Dàn nhạc không thường xuyên biểu diễn riêng cho nhà vua mà cho các buổi yến tiệc. Sau Cách mạng tháng 8-1945, dàn nhạc tan rã. Sau đó, nhã nhạc cung đình Huế chìm vào quên lãng. Những năm gần đây, loại hình âm nhạc này được hồi phục lại nhờ vào dự án do chính phủ tài trợ. Cụ Thi đã có những đóng góp hết sức to lớn cho dự án này. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là một trong 28 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cụ Thi được mời với vai trò là nhà cố vấn cho Dàn Nhạc Cung Đình Huế. Ở độ tuổi 100, cụ Thi đang dốc lòng truyền dạy các bí quyết của nhã nhạc cung đình Huế cho các hâu duệ của mình. Bốn người con trai của cụ nay là thành viên của Dàn Nhạc Cung Đình Huế. “Nhã nhạc cung đình Huế là cả cuộc đời tôi. Chỉ một ngày không được chơi nhạc, tôi đã cảm thấy bức rứt khó chịu trong người. Để bảo tồn nhã nhạc cung đình Huế, ta cần phải đào tạo lớp trẻ những người thật sự yêu thích và muốn dành trọn cuộc đời mình cho nó”. Cụ Thi nói. “Cụ Thi xứng đáng được xem như một tượng đài sống. Chúng tôi đã đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trao tặng cụ danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú”. Ông Trương Tuấn Hải, giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế cho biết.