Vẻ đẹp thẫn thờ gốm Phước Tích
Thẫn thờ, trầm ngâm-vẻ đẹp gốm Phước Tích.
Phước Tích là một ngồi làng nhỏ tọa lạc cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km về phía Bắc. Làng nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gốm tinh xảo mang tầm quốc tế suốt hơn 500 năm qua.
Những đồ vật như om, ấm, bình và chai hũ là những sản phẩm quen thuộc do đôi bàn tay thuần thục của các nghệ nhân gốm ở làng Phước Tích tạo nên. Được hình thành từ năm 1470, ngôi làng thực tế là một phần của lịch sử nơi đây khi làng được trao cơ hội chế tạo bình và những đồ vật khác sử dụng trong hoàng cung cho nhiều triều đại vua nhà Nguyễn. Bởi những đồ vật này mang giá trị lịch sử quan trọng nên hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Cung đình Huế.
Lê Trọng Điền là một nghệ nhân may mắn sở hữu nhiều mẫu vật gốm với độ tuổi lên đến hàng trăm năm và trong bộ sưu tập đồ gốm của ông còn có cả một chiếc om được làm riêng cho hoàng cung. Chính sự nổi tiếng của gốm Phước tích là cảm hứng tạo nên câu nói được lưu truyền trong dân gian “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế”. Trong dân gian có truyền thuyết kể rằng trong suốt triều đại nhà Nguyễn, nhà vua mỗi ngày sử dụng hai cái om vì om luôn vỡ ra sau mỗi lần dùng và nhà vua không bao giờ ăn cơm trong cùng một chiếc om đến lần thứ hai.
Theo như lời của cựu quản lý Hợp tác xã Gốm Phước Tích (người đã làm việc ở đây được hơn 30 năm và được xem là có đầy đủ kiến thức về gốm trong khu vực) thì sản phẩm gốm Phước tích có nhu cầu tiêu thụ rất cao vì cứ ngay khi một mẻ gốm được đưa ra khỏi lò đều ngay lập tức bán hết sạch. Thuyền bè suốt ngày tấp nập từ khắp mọi miền đât nước đến đây để mua đồ gốm có chất lượng cao. Vào lúc đó, có đến 12 lò gốm hoạt động và dường như không có lúc nào ngưng sản xuất.
Có lẽ lý do khiến gốm Phước tích trở nên quá nổi tiếng chính là nguyên vật liệu làm gốm. Bính gốm ở làng được làm từ đất sét lấy ở khu vực Diên Khánh ở tỉnh Quảng Trị, cách đó khoảng 30 km. Không những có chất lượng cao, loại đất sét nguyên liệu còn được nung rất kỹ trước khi trở thành những sản phẩm gốm tinh xảo. Một khi được đúc khuôn cho hình dạng như mong muốn, đồ gốm sẽ được nung ở nhiệt độ 1,200 0C làm cho sản phẩm cứng, có độ bền cao và màu không phai. Lê Bá Cang hiện đang là giảng viên tại Đại học Huế, bà đã nghiên cứu gốm Phước Tích từ nhiều năm nay. Theo như công trình nghiên cứu chuyên sâu trong một thời gian dài của bà, chính màu sắc là yếu tố làm cho đồ gốm ở Phước Tích vượt trội hơn so với các dòng gốm khác. Nguyên liệu có chất lượng cộng với tay nghề, công đoạn sản xuất lành nghề đã tạo nên những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích và tìm mua.
Thế nhưng sau đó, cũng như các ngành khác, công việc sản xuất gốm bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và các lò gốm ngưng hoạt động trong một thời gian dài. Sau khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, Hợp tác xã gốm Phước Tích được thành lập và đi vào hoạt động mãi cho đến 1986. Tuy nhiên bắt đầu từ sau năm 1989, nghề sản xuất kinh doanh gốm trải qua giai đoạn suy thoái và vào năm 1995 lò nung gốm cuối cùng đóng cửa đặt dấu chấm hết cho nghề gốm ở đây.
Vào năm 2006, những lò gốm trong làng được xây dựng lại nhằm khôi phục nghề gốm truyền thống. Hai mẻ sản phẩm gốm đầu tiên xuất lò đã được trưng bày tại Festival Làng nghề truyền thống Huế năm 2009. Đây được xem là dấu hiêu hồi sinh của gốm Phước Tích. Cũng trong năm đó, một dự án chung giữa Đại học Mỹ thuật Huế và các nghệ nhân Phước Tích đã sản xuất 250 sản phẩm gốm hiện đang được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Miền nam ở Huế.
Để bắt kịp với xu hướng hiện nay, nghệ nhân Phước Tích cũng đã và đang mở rộng sản xuất sang lĩnh vực sản phẩm gốm trang trí. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng lò nung truyền thống dùng gỗ làm nguyên liệu đốt thì hiện nay còn lắp đặt thêm lò nung chạy bằng khí gas. Với việc nhiều dòng sản phẩm mới sắp được giới thiệu vào thị trường, đây là một sứ mệnh mang tầm nhìn rộng nhằm khôi phục và phát triển hơn nữa nghề gốm truyền thống, đầy hứa hẹn ở làng Phước Tích.