Đám cưới truyền thống của người Việt ngày nay
Đổi thay nhanh chóng So với trong quá khứ, các nghi lễ và cách thức cử hành hôn lễ truyền thống của người Việt Nam ngày nay đã khác đi nhiều. Chi phí cho lễ cưới hiển nhiên là nằm trong số những thay đổi lớn nhất. Bởi phép xã giao của con người tăng lên, đồng nghĩa với việc các mối quan hệ xã hội trở nên rộng lớn hơn, điều này thường gia tăng áp lực về kinh tế lên gia đình của cô dâu chú rể vì họ phải chi trả một khoản tiền lớn để tổ chức tiệc cưới và mời tất cả mọi người mà họ quen biết tới tham dự. Nỗ lực để giữ thể diện của mình cũng là một lý do khác khiến nhiều cặp đôi cưới nhau, cũng như gia đình của họ, buộc phải sử dụng toàn bộ khoản tiền tiết kiệm hoặc vay mượn thêm để chi trả cho tiệc cưới và sau đó đôi khi họ phải làm việc cả đời mới có thể trả hết khoản nợ. Còn có một sự thay đổi đáng kể khác là độ tuổi kết hôn của các đôi trai gái. Trong quá khứ, khoảng thời gian lý tưởng để lập gia đình của các cô gái là từ 16 tới 18 và các chàng trai thì từ tầm 20 đến 21 tuổi. Nhưng với sự ảnh hưởng của lối sống phương Tây cùng nhận thức cao hơn nhờ nền giáo dục, hầu hết người Việt thuộc tầng lớp trung lưu thường muốn kết hôn ở độ tuổi muộn hơn nhiều. Tuy nhiên, các cặp đôi thuộc giai cấp công nhân lại có xu hướng mong muốn lập gia đình sớm hơn. Niềm tin thời hiện đại Trước đây, khi cả hai bên gia đình đều thống nhất cho đôi trẻ nên duyên vợ chồng, cả cô dâu lẫn chú rể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thuận theo ước nguyện của cha mẹ mình. Nhưng hiện nay thì khác, truyền thống hôn phối sắp đặt sẵn không còn tồn tại nhiều trong xã hội như trong quá khứ nữa. Tuy nhiên, quan điểm về hôn nhân của các bậc phụ huynh vẫn còn rất được xem trọng, và nếu họ tin rằng vợ hoặc chồng tương lai của con cái không thích hợp, đôi trai gái sẽ phải nghe theo cha mẹ mình và mối tình đó sẽ đi vào dĩ vãng. Bình thường thì phụ nữ trên 30 tuổi và đàn ông trên 35 tuổi mà vẫn chưa lập gia đình sẽ được xem là quá lứa lỡ thì. Khi lâm vào hoàn cảnh này, cả người trong cuộc lẫn gia đình của họ thường ít kén chọn hơn trong việc chọn bạn đời. Lúc này, đối với họ thì chỉ cần một mái ấm là đủ, dù sao có một gia đình mặc dù không hoàn hảo cho lắm vẫn tốt hơn nhiều khi phải cô đơn,lẻ loi một mình. Tiến tới hôn nhân Trước khi bất cứ cuộc hôn nhân nào diễn ra, bố mẹ của các chàng trai thường đi xem bói để xem thử liệu duyên vợ chồng của cậu con trai có vững bền hay không. Nếu có, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật để sang nhà gái làm lễ dặm ngõ và xin được rước dâu. Nghi lễ dặm ngõ được bố mẹ của chàng trai đứng ra thực hiện, hoặc có thể thay thế bằng bác, chú hoặc cô nếu chàng trai đó mồ côi cả cha lẫn mẹ, và một người làm mai sẽ đứng ra để kết duyên cho nhà gái. Các lễ vật thường được yêu cầu trao tay nhà gái trong buổi lễ này là trầu cau. Ngoài ra, nhà gái còn yêu cầu thêm một khoản tiền thách cưới để chi trả cho việc chuẩn bị hôn lễ. Lễ thành hôn Một khi nhà gái đã chính thức nhận lời dặm ngõ của họ nhà trai, bước tiếp theo của quá trình tiến tới lễ cưới là lễ thành hôn và thường được tổ chức sau đó vài tháng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mà người nam hoặc nữ đi học ở xa hoặc đi du học thì còn mất nhiều thời gian hơn. Một điều thú vị khác là người Việt quan niệm rằng việc cưới hỏi trong một vài ngày nhất định trong tháng thường đem lại những điều đặc biệt tốt lành, nên việc lựa chọn ngày diễn ra lễ thành hôn và lễ cưới rất được xem trọng và chuẩn bị kĩ lưỡng, thông thường họ sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của các thầy bói. Nếu không may mà vị hôn thê hoặc gia đình nhà gái muốn hủy hôn vì bất cứ lý do gì, họ buộc phải trả lại tất cả các lễ vật mà nhà nam đã đem tới. Tuy nhiên, nếu chính gia đình nhà trai muốn hủy bỏ lễ cưới, gia đình nhà gái được quyền giữ lại toàn bộ lễ vật. Đối với người Việt, lễ thành hôn là một buổi lễ vô cùng quan trọng. Vào ngày đặc biệt đó, chú rể cùng cả gia đình mình sẽ tới nhà cô dâu, mang theo rất nhiều lễ vật như trầu cau, bánh, rượu, thuốc lá. Theo truyền thống, cô dâu trẻ sẽ mang một bộ áo dài thướt tha màu đỏ và người ta thường tổ chức một buổi tiệc rượu sau khi các nghi lễ chính thức được thực hiện trước bàn thờ gia tiên. Lễ thành hôn được coi là cơ hội để cho nhà gái chính thức gặp mặt cậu con rể tương lai và gia đình nhà nam. Lễ cưới Lễ cưới là bước cuối cùng của cả quá trình cưới hỏi này. Theo phong tục thì cô dâu và chú rể bị cấm gặp nhau trước khi lễ cưới được tiến hành để tránh những điều xui xẻo. Trong đêm trước ngày cưới, mẹ cô dâu sẽ chải tóc cho con gái bằng nhiều chiếc lược khác nhau, và mỗi chiếc lược đều mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Chiếc lược thứ ba được xem là quan trọng nhất vì nó là cơ hội để cầu xin thần linh những điều may mắn và hạnh phúc. Trong ngày cưới chính thức, gia đình cô dâu cùng với khách mời sẽ tập trung ở nhà của mình để cùng đón gia đình nhà trai. Trước khi họ nhà trai đến một lúc, cô dâu phải lui ra nhà sau để thay váy cưới. . Lễ vật của gia đình chú rể Bố mẹ và họ hàng thân thích của chú rể đi theo sau một nhóm lẻ thanh niên ăn vận chỉnh tề với áo sơ mi và cà vạt cùng với quần tối màu. Mỗi người trong nhóm thanh niên sẽ mang một cái tráp được phủ một miếng vải đỏ hoặc đôi khi là một cái hộp quà màu đỏ và vàng rất lớn chứa đầy lễ vật gồm trầu cau, rượu, trái cây, bánh và trà. Thời xưa, những thanh niên này phải đi bộ để mang sính lễ tới nhà cô dâu nhưng thời nay thì họ thường nhờ tới sự giúp đỡ của xe gắn máy . Theo truyền thống người Việt Nam, màu đỏ là màu của may mắn và mang tới tương lai đầy hứa hẹn. Vì lẽ đó mà màu đỏ luôn luôn là màu sắc chủ đạo ở các tiệc cưới của người Việt và quan niệm đó vẫn lan truyền, tồn tại cho đến ngày này. Mặc dù có vài sự khác biệt so với lễ cưới truyền thống ngày xưa nhưng hầu hết các phong tục cưới hỏi đều được giữ nguyên trong lễ cưới hiện đại. Từ việc một nhóm thanh niên mang lễ vật, một nhóm thiếu nữ tương ứng mang áo dài đỏ đứng nhận lễ vật, và một nhóm thiếu nữ khác tương tự như vậy được giao nhiệm vụ mang lễ vào trong nhà. Ngoài ra, người Việt tin rằng nếu bất cứ ai giúp đỡ trong lễ cưới mà không nhận một món quà lộc nào như là tiền hay vật phẩm gì đó, thì người đó sẽ mất duyên vợ chồng. Chính vì vậy, trong khi trao lễ vật, những thiếu nữ đón tiếp nhà nam cũng chuẩn bị sẵn một ít tiền dành tặng cho nhóm thanh niên bê tráp để họ lấy lộc. Tiếp nhận lễ vật Hai người đứng đầu của họ nhà trai sẽ bước vào nhà cô dâu, mang theo một tráp gồm vài ly rượu nhỏ và mời cha mẹ của cô dâu nâng ly. Một khi cha mẹ cô dâu nhận ly rượu thì coi như họ đã đồng ý để hôn lễ được diễn ra. Trong quá khứ, người ta thường đốt pháo hoa để chúc mừng hôn ước được chấp thuận. Tuy nhiên vì những hiểm họa có thể xảy đến khi sử dụng pháo hoa, các quy định gần đây về việc cấm đốt pháo đã đặt dấu chấm hết cho truyền thống này. Tiếp theo, họ nhà trai sẽ giới thiệu các thành viên trong gia đình và hỏi xin được rước dâu về nhà. Một người có địa vị cao ở họ nhà gái thường nhận trách nhiệm đứng ra làm chủ hôn và chỉ dẫn cho cha mẹ cô dâu cho ra mắt con gái. Trong khoảnh khắc này, cô dâu xinh đẹp bước vào với bộ áo dài đỏ thắm truyền thống, còn ở phía bên kia, chú rể chững chạc khoác trên mình bộ lễ phục màu tối hoặc áo dài màu đen để chờ người vợ của mình. Buổi lễ Lễ cưới được diễn ra ngay trước bàn thờ tổ tiên. Cả chú rể và cô dâu đều quỳ gối trước bàn thờ gia tiên để khấn vái và cầu nguyện tổ tiên chúc phúc cho mối nhân duyên của mình. Ngoài ra, họ còn quỳ lạy trước đấng sinh thành của mình để tỏ lòng tôn kính với ơn giáo dưỡng, công lao nuôi dạy, chở che họ từ khi mới lọt lòng. Sau đó, đôi vợ chồng trẻ sẽ cúi đầu chào lẫn nhau, một cử chỉ tượng trưng cho lòng biết ơn và tôn trọng đối với người bạn đời của mình. Tiếp đó, lần lượt chủ hôn, cha mẹ hai bên gia đình sẽ đưa ra những lời khuyên quý báu về việc bắt đầu đời sống hôn nhân mới, chia sẻ những kinh nghiệm mà họ có được và cầu chúc cho đôi trẻ. Vào lúc này, chú rể và cô dâu sẽ trao cho nhau cặp nhẫn cưới và nhận của hồi môn như là trang sức bằng vàng hay các món đồ có giá trị từ cha mẹ mình. Tiệc cưới Sau khi nghi lễ kết thúc, gia đình hai họ sẽ mời khách khứa không có mặt tại lễ cưới tới dự buổi tiệc cưới linh đình với số lượng khách tham gia rất đông, đôi khi lên đến vài trăm người. Cô dâu, chú rể và gia đình của họ thêm một lần cử hành hôn lễ trước mặt các khách mời trong khi thức ăn được bày sẵn trên bàn tiệc . Suốt bữa tiệc, cô dâu, chú rễ cùng cha mẹ mình sẽ lần lượt đi đến từng bàn để bày to sự biết ơn tới khách tham dự. Đó cũng là lúc mỗi vị khách lần lượt tặng cặp vợ chồng mới cưới một phong bì để chúc phúc cho họ trăm năm hạnh phúc. Những cái phong bì này hầu hết là gồm tiền và thiệp cưới. Kết thúc buổi tiệc, cô dâu sẽ rời đi cũng với họ nhà trai để về nhà chồng, nơi mà cô sẽ gắn bó kể từ lúc này. Một lúc sau, họ nhà gái cũng sẽ đi theo sau và lướt qua nhà chú rể để chắc chắn rằng con gái họ được đón nhận và sống thoải mái ở nơi mới.