Người Việt Nam đặt tên từng năm theo âm lịch
Năm mới của những chú Rồng vừa gõ cửa từng nhà trên đất Việt. Ngày 23 tháng 1 năm 2013 vừa qua đã đánh dấu sự khởi đầu của một năm đầy năng động và mạnh mẽ như chính tên gọi của nó – Rồng. Dựa theo Âm lịch của người Việt Nam, tên gọi chính thức của năm mới vừa đến là năm Nhâm Thìn.
Bởi vì việc đặt tên từng năm của người Việt khá lạ lẫm so với đa số các quốc gia khác trên thế giới, nhiều người có lẽ sẽ cảm thấy khá phức tạp với cách sắp xếp thứ tự tên gọi riêng của mỗi năm.
Vì sao năm ngoái ( năm 2011 ) được gọi là Tân Mão và làm thế nào mà người ta đặt tên năm sau là Qúy Tị ( năm 2013 ), trên thực tế thì hệ thống tên gọi mỗi năm cùng với chu kỳ Âm lịch chỉ đòi hỏi một vài kiến thức cơ bản về bộ lịch kì thú này.
Thực ra, cách đặt tên từng năm của người Việt chỉ đơn giản là dựa trên việc kết hợp hai chu kỳ: “Thập thiên can” và “Thập nhị địa chi “.
Thập nhị địa chi ( mười hai con giáp )
“Thập nhị địa chi” ("shi er di zhi") tượng trưng cho mười hai cung Hoàng đạo của người Việt Nam bao gồm: Tý (chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mẹo/Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn).
Thập thiên can
Trong khi đó, “Thập thiên can” ("shi tian gan" ) bao gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Qúy, được dựa theo thuyết Âm-Dương và năm yếu tố “ Ngũ Hành”, trong đó Giáp và Ất mang thuộc tính “ Mộc “, Bính và Đinh là thuộc tính “ Hỏa “, Mậu và Kỷ có thuộc tính “ Thổ “, Canh và Tân thuộc “Kim”, cuối cùng là Nhâm và Tân thuộc “ Thủy “. Kết hợp với hai yếu tố cơ bản khác là “ Âm “ và “ Dương “, Giáp, Bính, Mậu, Canh và Nhâm được cho là mang thuộc tính Âm, ngược lại Ất, Đinh, Tân và Qúy mang thuộc tính Dương.
Đặt tên từng năm
Đặt song hành hai thứ cùng nhau, kết hợp thiên can của năm nay ( Canh ) song song với thuộc tính “ Âm “ và nguyên tố cơ bản là “ Kim “ cùng với địa chi là “ Thìn “, năm Nhâm Thìn 2012 được gắn với hình tượng của “ Âm Thủy Long “
Kết hợp xoay vòng hai chu kỳ ngắn gồm “Can” hay còn là chu kỳ mười năm tương ứng “ Thập thiên can “ và “Ky“ - chu kỳ mười hai năm ứng với “ Thập nhị địa chi “, một chu kỳ lớn hơn lặp lại mỗi 60 năm được hình thành. Lấy bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12, một chu kỳ 60 năm ( được gọi là Can Chi ) tương tự như cách chia chu kỳ một thế kỷ sau mỗi 100 năm ở Phương Tây.
Chu Kỳ
Vì chu kỳ này tuần hoàn liên tục nên tên của một năm chỉ lặp lại duy nhất một lần sau mỗi 60 năm. Mỗi năm trong chu kỳ Can Chi tương ứng với một cái tên trong danh sách sau:
Giáp Tý
Ất Sửu
Bính Dần
Đinh Mão
Mậu Thìn
Kỷ Tỵ
Canh Ngọ
Tân Mùi
Nhâm Thân
Quý Dậu
Giáp Tuất
Ất Hợi
Bính Tý
Đinh Sửu
Mậu Dần
Kỷ Mão
Canh Thìn
Tân Tỵ
Nhâm Ngọ
Quý Mùi
Giáp Thân
Ất Dậu
Bính Tuất
Đinh Hợi
Mậu Tý
Kỷ Sửu
Canh Dần
Tân Mão
Nhâm Thìn
Quý Tỵ
Giáp Ngọ
Ất Mùi
Bính Thân
Đinh Dậu
Mậu Tuất
Kỷ Hợi
Canh Tý
Tân Sửu
Nhâm Dần
Quý Mão
Giáp Thìn
Ất Tỵ
Bính Ngọ
Đinh Mùi
Mậu Thân
Kỷ Dậu
Canh Tuất
Tân Hợi
Nhâm Tý
Quý Sửu
Giáp Dần
Ất Mão
Bính Thìn
Đinh Tỵ
Mậu Ngọ
Kỷ Mùi
Canh Thân
Tân Dậu
Nhâm Tuất
Quý Hợi
Cách đặt tên này từng được sử dụng tại Trung Quốc từ thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên để gọi tên từng ngày ( khá giống với việc đặt tên các ngày trong tuần tại các nước phương Tây ). Người ta đã tìm thấy nhiều bản ghi chép về phương pháp sử dụng chu kỳ Lục Tuần ( Can-Chi ) chứng tỏ ra nó khá phổ biến ở triều đại nhà Chu. Ngoài ra, phương pháp này cũng rất phổ biến trong suốt triều đại nhà Tây Hán, khoảng từ năm 202 trước công nguyên cho tới năm thứ 8 sau công nguyên. Từ bao giờ và bằng cách các nước Đông Á khác ( Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) tiếp nhận phương pháp này thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xuyên suốt lịch sử.
Vì tên gọi mỗi năm chỉ lặp lại sau một chu kỳ Can Chi hay còn gọi là chu kỳ Lục Tuần, một năm bắt đầu vào năm 1984 chỉ sẽ hoàn thành một chu kỳ và xuất hiện lần tiếp theo vào năm 2044. Theo đó, lần xuất hiện gần đây nhất của năm Nhâm Thìn chính xác là 60 năm trước, nhằm vào năm 1952. Vì vậy khi chu kỳ này kết thúc, năm Tân Mão tiếp theo sẽ là năm 2072.