Áo Dài
Không chỉ là trang phục truyền thống Việt Nam được biết đến nhiều nhất, Áo Dài còn là biểu tượng, là niềm tự hào của quốc gia. Áo Dài gây ấn tượng mạnh mẽ cho bất cứ du khách nào đã từng có dịp ghé thăm nơi này. Do chất giọng của mỗi miền đất nước có điểm đặc trưng riêng nên cách phát âm từ “Áo Dài” giữa hai vùng Nam Bắc Việt Nam cũng có chút khác biệt. Với tà áo chạy dọc theo chiều dài của chiếc quần đến gót chân và thậm chí chạm mặt đất, kiểu dáng chiếc áo dài khiến cho toàn bộ cơ thể trông như được ôm trọn trong lớp vải mềm mịn. Áo Dài thường có đường xẻ cao đến tận thắt lưng làm cho người mặt khá thoải mái và dễ dàng cử động. Mặc dù có rất nhiều biến tấu từ màu sắc cho đến kiểu dáng cổ áo nhưng một chiếc áo dài tiêu chuẩn thường gồm hai mảnh được may liền từ phần cổ áo, sau đó tách rời thành hai tà trước và sau từ đoạn thắt lưng trở xuống. Áo Dài trông khá giống áo Sườn Xám của Trung Quốc với đường xẻ dài hai bên và mặc kèm quần lụa bên trong. Nhìn chung, trang phục của người Việt còn khá “bảo thủ”. Chiếc Áo Dài thường toát lên vẻ duyên dáng, giản dị nhưng không kém phần yêu kiều. Bên cạnh đó, Áo Dài còn có một bề dày lịch sử kể từ khi nó ra đời đến nay và là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam ở bất kỳ lứa tuổi hay tầng lớp xã hội nào. Mặc dù áo dài dành cho hai phái nhưng đàn ông thường ít mặt loại trang phục này hơn. Nam giới thường chỉ mặc áo dài vào các dịp quan trọng như đám cưới hoặc đám tang. Điều đáng ngạc nhiên là Áo Dài thường làm tôn thêm dáng vẻ của người mặc khiến cho phụ nữ luôn có cảm giác thoải mái và tự tin khi khoác lên mình loại trang phục tuyệt vời này. Áo Dài thường được may từ các loại lụa thượng hạng hoặc các loại vải vóc đã qua tuyển chọn cẩn thận khiến cho những chiếc áo này không chỉ trông bắt mắt mà còn khá thoải mái, dễ chịu khi cử động. Màu sắc Áo Dài cũng dấu hiệu để nhận biết tuổi tác và địa vị của người phụ nữ mặc chúng. Hầu hết những những người phụ nữ trẻ thường mặc Áo Dài trắng để thể hiện sự trẻ trung, trong sáng của lứa tuổi mình. Những người lớn tuổi hơn một chút nhưng chưa lập gia đình thường chọn những màu áo nhạt, nhẹ nhàng. Phụ nữ có chồng thì có thể chọn may áo dài với những màu sắc đậm, rực rỡ. Tuy nhiên, đối với áo dài được dùng trong các nghi lễ thờ cúng thì người ta chỉ có thể dùng một số màu sắc nhất định như màu lam, màu tím và màu nâu. Trong một vài dịp lễ đặc biệt, phần lớn phụ nữ Việt Nam ưa chuộng những loại áo dài với hoa văn trang trí và kiểu dáng cầu kỳ phức tạp. Người ta thường mặc những chiếc áo dài tuyệt đẹp này nhiều nhất là vào các dịp như cưới xin, lễ hội trong nước, và đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Ngày nay, áo dài đã trở thành đồng phục cho một số ngành nghề như nhân viên văn phòng, khách sạn, tiếp tân hay tiếp viên hàng không và nhiều phụ nữ hoặc động trong các lĩnh vực khác cũng mặc chúng hàng ngày. Trang phục truyền thống này có lịch sử rất lâu đời, bắt đầu vào năm 1744 khi các triều đại phong kiến ban hành các quy định về quần áo dành cho phụ nữ. Kể từ đó, chiếc áo dài đã trải qua thời kỳ với nhiều kiểu dáng khác nhau và chỉ đến năm 1930 thì nó mới bắt đầu trông giống như hiện tại. Chiếc áo dài đã qua không biết bao nhiêu thăng trầm. Thậm chí vào năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam , áo dài còn trở nên lỗi thời và không được ưa chuộng. Tuy nhiên, theo thời gian áo dài đã lấy lại được vị thế của mình. Để có được điều này cũng phải kể đến công sức của những tên tuổi lớn trong ngành thời trang thế giới mà tiêu biểu là Prada và Giorgio Armani. Họ đã cách tân và góp phần làm cho áo dài trở thành một trong những trang phục đẹp, tinh tế và được yêu thích trên toàn cầu. Các nhà thiết kế đã thử nghiệm áo dài với nhiều kiểu cách và chất liệu vải khác nhau nhưng dù thế nào đi nữa Áo dài vẫn duy trì được một vẻ đẹp bất diệt và là biểu tượng của một nền văn hóa đa dạng phong phú và đầy màu sắc. Áo dài làm cho người mặc trở nên xinh đẹp hơn và điều này đã được phụ nữ khắp nơi trên thế giới công nhận. Mặc dù đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu hướng thời trang hiện đại song áo dài vẫn giữ những nét văn hóa phương Đông truyền thống của Việt Nam. Dù các nhà thiết kế có cố gắng cách tân Áo dài như thế nào thì những điểm thu hút chính của áo dài như vẻ đẹp duyên dáng và sự thoải mái khi mặc phải được duy trì. Một điều đặc biệt nữa là dù Áo dài có biến đổi ra sao thì nó vẫn giữ được sự kín đáo cho người mặc. Tuy nhiên, áo dài cũng có thể trông rất gợi cảm nếu bạn mặc trang phục này hơi bó sát người một chút. Áo dài chính là biểu tượng cho sự duyên dáng và sang trọng của phụ nữ Việt Nam. Áo dài cũng là trang phục đặc biệt, luôn giữ được vẻ đẹp và không bao giờ lỗi thời. Cho dù có bao nhiêu xu hướng mới du nhập vào thời trang Việt thì Áo dài vẫn luôn tồn tại qua năm tháng và trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.